Trung Quốc và Nhật Bản gần đây đã tăng cường mua dầu thô trên thị trường giao ngay, khiến chênh lệch giá giao ngay đắt hơn đối với một số loại dầu lên mức cao nhất trong vài tháng và báo hiệu rằng nhu cầu của châu Á đối với dầu thô đang tăng lên bất chấp cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ, nơi tiêu thụ nhiên liệu đang sụt giảm.
Các thương nhân nói với Bloomberg hôm thứ Tư, các nhà giao dịch nói với Bloomberg rằng mức giá cao hơn đối với một số loại dầu ưa chuộng của châu Á như ESPO của Nga và Al-Shaheen của Qatar trong những ngày gần đây đã lên cao nhất trong tháng.
Chênh lệch giá tăng, cũng như cấu trúc giá backwardation sâu của hợp đồng tương lai Dubai, đang cho thấy nhu cầu dầu tiếp tục phục hồi ở khu vực nhập khẩu dầu quan trọng nhất. Backwardation là trạng thái của thị trường báo hiệu nguồn cung thắt chặt hơn với giá giao ngay cao hơn so với giá của hợp đồng kỳ hạn xa.
Các tín hiệu lạc quan về nhu cầu từ Trung Quốc và Nhật Bản thêm vào dấu hiệu cho thấy nhu cầu của châu Âu cũng đã bắt đầu phục hồi khi hầu hết các nền kinh tế lớn nhất tại đây đang mở cửa trở lại.
Đơn cử như, ở Anh, doanh số bán nhiên liệu vào đầu tháng này đã lên mức cao nhất kể từ đợt phong tỏa đầu tiên vào tháng 3 năm ngoái, theo dữ liệu chính phủ được Bloomberg trích dẫn.
Tại châu Á, nhu cầu của Ấn Độ đã giảm một cách đáng ngạc nhiên trong những tuần qua, với doanh số bán xăng được ước tính xuống mức thấp trong một năm và tiêu thụ dầu diesel giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tháng trong hai tuần đầu tiên của tháng Năm.
Nhưng các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Nhật Bản đã tăng cường mua dầu thô từ Trung Đông và Nga.
Theo Bloomberg, Rongsheng Petrochemical Co của Trung Quốc đã mua tới 12 triệu thùng dầu từ các nhà sản xuất Trung Đông là Iraq, Oman và Abu Dhabi. Đây là đợt mua lớn nhất trong bảy tháng.
Các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản đã mua ít nhất 5 lô hàng dầu loại Al-Shaheen từ Qatar với giá cao nhất trong năm nay, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Nguồn tin: xangdau.net