Giá dầu có thể sẽ vẫn tương đối ổn định vào giữa năm 2018 do tồn kho dư thừa vẫn duy trì ở mức cao. Sự tăng trưởng trong sản xuất ở Permian và sự hồi phục ở Libya và Nigeria đang ngăn cản OPEC đạt được mục tiêu cắt giảm sản xuất. Triển vọng này thay đổi sau đó. Nếu không có giá cao hơn, nguồn cung dầu thế giới sẽ không theo kịp sự tăng trưởng liên tục của nhu cầu toàn cầu. Vào năm 2020 và sau đó, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ là ở mức cao.
WTI là 51 USD/thùng. Nếu không có một sự kiện địa chính trị, WTI dự kiến vẫn sẽ ở mức gần 53 USD/thùng vào năm 2018 trước khi tăng trong nửa cuối năm 2H18 với sự sụt giảm hàng tồn kho dư thừa liên quan đến nhu cầu tăng theo mùa. Ước tính trung bình cho WTI là 50 USD/thùng cho năm 2017 so với 43 USD/thùng trong năm 2016.
Brent đang bán với mức chênh lệch tăng 5,75 USD/thùng so với WTI, giảm từ mức chênh lệch tăng hơn 7 USD/thùng gần đây. Trong tháng 8, năm 2017 chênh lêch tăng của Brent so với WTI là 2,01 USD/thùng. Nó đã mở rộng đáng kể do kết quả của mùa bão dưỡng ở Biển Bắc, cơn bão Harvey, và người Kurd biểu quyết độc lập. Brent chốt ở mức cao 2 năm là 59,02 USD/thùng vào ngày 25 tháng 9.
Biến động về địa chính trị đã bổ sung thêm phí bảo hiểm rủi ro cho giá dầu do chính sách đòi độc lập ở khu tự trị người Kurd vào ngày 25 tháng 9 bao gồm cả phần lớn vùng Kirkuk của người Kurd ở Iraq. Đáp lại, Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ đóng cửa đường ống xuất khẩu dầu thô đi qua Thổ Nhĩ Kỳ là 575.000 thùng/ngày. Vấn đề chính là việc kiểm soát khu mỏ dầu khổng lồ Kirkuk, chiếm gần một nửa lượng dầu xuất khẩu đi qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu được thực hiện, tác động theo quý của nguồn cung dầu thế giới sẽ là giảm 52 triệu thùng, điều này sẽ đẩy nhanh sự tái cân bằng cân bằng thị trường và có khả năng dẫn đến hành động phản ứng giá dầu cao.
Mặt khác, tồn kho dầu thô dự thừa toàn cầu có thể sẽ vẫn cao trong 12 tháng tới. Mức tăng 57 triệu thùng thậm chí còn được biểu thị cho thấy trong quý 1 năm 2008 với sự sụt giảm nhu cầu theo mùa, tạo ra nguy cơ giảm tạm thời với giá dầu khi nó xảy ra.
Khi thông báo cắt giảm sản xuất hồi quý 4 năm 2016, OPEC tin rằng việc cắt giảm lượng hàng tồn kho của OECD xuống mức trung bình 5 năm sẽ làm tăng giá dầu lên phạm vi 60-65 USD/thùng. Trong tháng 8, thặng dư này vẫn còn lớn hơn 170 triệu thùng, nhưng giảm so với thặng dư 318 triệu thùng vào đầu năm. OECD chiếm 48% tổng cầu dầu thế giới.
Tăng trưởng sản lượng tại Permian và sự phục hồi ở Libya và Nigeria là những lý do chính. Sản lượng kết hợp của 3 khu vực này có thể sẽ đủ đáp ứng nhu cầu dầu mỏ thế giới đến giữa năm 2018. Triển vọng này thay đổi sau đó.
Bất chấp tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả với môi trường giá dầu thấp trong năm 2017, sản lượng tăng hàng năm ở Permian có thể sẽ ít hơn trong những năm tới. Sản lượng tháng 9 là 2,58 triệu thùng/ngày. Khu vực này được dự báo có sản xuất dầu tăng lên đến 2,75 triệu thùng/ngày vào tháng 12, tăng 640.000 thùng/ngày, và tăng trưởng chậm hơn sau đó. Khu vực này vẫn có khoảng 60-70 tỷ thùng dầu có thể thu hồi về mặt kỹ thuật.
Các ước tính hiện tại về mức đỉnh trong tương lai cho sản xuất lượng dầu của Permian khác nhau, với một phạm vi từ 5,0-5,5 triệu thùng/ngày vào đầu đến giữa thập niên 2020. Với tốc độ 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2022, đường xu hướng tăng trưởng gần 500.000 thùng/ngày mỗi năm được cho thấy trong vài năm tới. Với đỉnh 5,0 triệu thùng/ngày vào năm 2025, đường xu hướng tăng trưởng này khoảng 0,2 triệu thùng/ngày mỗi năm. Cả hai đều ít hơn mức tăng trưởng trong năm nay.
Có những rủi ro suy giảm đối với những dự báo này. Ngoài giá dầu thấp và lạm phát chi phí dịch vụ khai thác (tăng 10% so với đầu năm nay), có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động khoan dầu, nó còn bao gồm cả khả năng địa chất và đường ống dẫn dầu.
Sự gia tăng khoảng cách gần hơn giữa các giếng để bơm nguồn cung có thể là nguyên nhân làm giảm năng suất của giếng đang sản xuất dầu lên đến 20-30% so với năng suất của giếng vửa mới khoan. Một mức đỉnh thấp hơn nhiều (có thể là 3,5 triệu thùng/ngày) trong ngắn hạn trong sản xuất Permian sẽ là kết quả của việc các giếng năng suất nhất đã cạn kiệt. Năng suất của các giếng khoan mới ở Permian đạt đỉnh điểm vào tháng 4 ở mức 662 thùng/ngày và bây giờ là 572 thùng/ngày trong tháng 10. Những giếng năng suất nhất ở Eagle Ford đã trở nên ít hơn nhiều so với mô hình ban đầu. Công nghệ thì khó có thể dự đoán trước được và nó có thể làm thay đổi mọi thứ; trong năm 2011, sản xuất giếng mới ở Permian là 306 thùng/ngày.
Tốc độ xây dựng công suất đường ống dẫn dầu cũng có thể hạn chế sự tăng trưởng trong sản xuất. trong tháng 8 năm 2014, giá Midland đã giảm xuống mức chênh lệch giảm 12,10USD/thùng so với WTI, trừng phạt các nhà sản xuất Permian do thiếu công suất đường ống dẫn. Chênh lệch giữa WTI và Midland gần đây là 0,35 USD/thùng. Hiện tại có 300.000 thùng/ngày công suất thừa, cho thấy sự thắt chặt tiếp theo có thể xảy ra trong quý 1 năm 2018.
Các công ty dịch vụ luôn cẩn thận không để quá tải. Có khả năng sẽ có 2,14 triệu thùng/ngày trong công suất vận chuyển mới bắt đầu từ giai đoạn cuối 2019 đến đầu năm 2020.
Bên ngoài Permian, sự gia tăng trong sản xuất dầu và chất lỏng khác của Mỹ để phản ứng với giá dầu năm 2017 thì ít hơn. Trong quý tư năm 2017, khu vực này sẽ tăng lên 466.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, với dầu thô tăng 56.000 thùng/ngày và 410.000 thùng/ngày trong khí gas lỏng.
Tổng sản lượng dầu thô và chất lỏng của Mỹ trong quý ba đạt 12,85 triệu thùng/ngày. Sản lượng này được dự kiến sẽ tăng lên 13,41 thùng/ngày trong quý 4 năm nay, tăng 1,11 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng trưởng của giàn khoan dầu của Mỹ đã đi ngang và đảo ngược trong những tuần gần đây, điều này sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng trong sản xuất dầu trong đất liền của Mỹ 6-8 tháng sau đó, khoảng quý 2 năm 2018. Tại mức 743, con số giàn khoan dầu mới nhất của Mỹ đã giảm 25 giàn từ mức đỉnh 768 vào tháng 8. Sau khi chạm đáy tại mức 333 giàn khoan trong quý 2 năm 2016, ncon số giàn khoan này đã đã đạt 507 vào cuối tháng 12 năm 2016. Giàn khoan ở Permian đạt 386 giàn trong tháng 9 và bây giờ là 384.
Pioneer Natural Resources, một nhà sản xuất hàng đầu trong khu vực đá phiến Midland, tin rằng "dầu 50 USD sẽ không làm được" bởi vì nó không đủ để tạo ra dòng tiền mặt và ngành công nghiệp này hiện nợ nần quá nhiều. "Sản xuất của Mỹ có thể tăng trưởng trong 2-3 năm và một số ít nhà sản xuất tư nhân có thể phát triển, nhưng chúng ta đang ở trong một môi trường giá dài hạn 60."
Bên ngoài Mỹ, sản lượng ngoài OPEC dự kiến duy trì tương đối ổn định trong suốt năm 2018. Đó là 45,3 triệu thùng/ngày trong quý 3 2017 và 45,1 triệu thùng/ngày trong năm 2016. Nga sản xuất 11,3 triệu thùng/ngày trong quý 3 năm 2017, hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản xuấ với OPEC. Nga sản xuất 11,3 triệu thùng/ngày trong năm 2016. Bên ngoài Mỹ và Canada, số lượng giàn khoan toàn cầu là 931 trong tháng 9 so với 948 trongnữa đầu 2017 và 956 trong năm 2016. Mức hiện tại của hoạt động khoan dầu quốc tế, nếu vẫn còn, cho thấy xu hướng giảm sản xuất trong sản xuất ngoài OPEC trong những tháng tới.
Trong tương lai gần, sản xuất OPEC sẽ vẫn gần mức hiện tại, với sự biến động, chủ yếu liên quan đến Libya. Sản lượng tháng 9 của OPEC là 32,65 triệu thùng/ngày. Sản xuất của OPEC trung bình 32,38 thùng/ngày trong 9 tháng đầu năm 2017 và 32,65 thùng/ngày trong năm 2016. OPEC ước tính nhu cầu dầu thô sẽ đạt mức trung bình 32,80 thùng/ngày trong năm 2017. “Đồn đoán” OPEC mới nhất chỉ là gia hạn cắt giảm sau ngày hết hạn tháng 3 đến cuối năm 2018. OPEC dự kiến sẽ nhóm họp chính thức vào ngày 30 tháng 11 tới tại Vienna.
Tuân thủ mức cắt giảm của OPEC là 88% trong tháng 9 và 86% trong 9 tháng đầu năm. Iraq là vấn đề lớn nhất của OPEC, luôn vượt quá hạn ngạch cho phép. Iraq đã sản xuất 4,48 triệu thùng/ngày trong tháng 9; hạn ngạch của nước này là 4,35 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia vẫn tận tâm duy trì cam kết trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất OPEC, cùng với Nga và 9 nước không thuộc OPEC. IMF ước tính mức hòa vốn ngân sách của Saudi đòi hỏi giá dầu là 84 USD/ thùng. Saudi cũng đang lên kế hoạch một đợt IPO tập đoàn Saudi Aramco vào năm 2018. Giá dầu cao hơn sẽ có ích. Saudi sản xuất 9,98 triệu thùng/ngày trong tháng 9. Hạn ngạch của nước này 10,05 triệu thùng/ngày.
Gần đây, Saudi Arabia cũng cam kết giảm xuất khẩu dầu thô. Trong tháng 11, nước này dự định cung cấp 7,15 triệu thùng/ngày mà Saudi cho rằng nói sẽ thấp hơn 621.000 thùng/ngày so với nhu cầu tiêu thụ dầu thô. Xuất khẩu tháng 9 là 6,7 triệu thùng/ngày. Trong quý 4 2016, xuất khẩu gần 8 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của Nigeria trong tháng 9 là 1,86 triệu thùng/ngày, tăng từ 1,46 triệu thùng/ngày trong quý 4 2016 khi nước này được miễn tham gia trong cắt giảm OPEC. Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria gần đây cho biết sản xuất của sẽ không vượt quá 1,8 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận với OPEC.
Tại Libya, hầu hết các vấn đề cơ bản đằng sau những đợt gián đoạn sản xuất gần đây đã không được giải quyết, điều này cho thấy chúng có thể sẽ tái diễn. Libya đã sản xuất 923.000 thùng/ngày trong tháng 9, giảm so với 1,010 triệu thùng/ngày trong tháng 7 nhưng tăng từ mức 570.000 thùng/ngày trong quý 4 2016 thời điểm nước này được miễn trừ cắt giảm trong thỏa thuận OPEC. Với kịch bản giải quyết được xung đột trong nước, mục tiêu của Libya là tăng sản xuất lên mức 1,25 triệu thùng/ngày vào tháng 12.
Triển vọng nhu cầu dầu thế giới tiếp tục tăng, được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, đặc biệt là ở OECD. Giá dầu tương đối thấp và ổn định cũng đang hỗ trợ nhu cầu. Theo ước tính mới nhất, IEA dự kiến nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong năm nay lên 97,7 triệu thùng/ngày và 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Nhu cầu tiêu thụ quý 4 2018 dự kiến sẽ đạt 100 triệu thùng/ngày. Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Phi đang dẫn đầu mức tăng trưởng tiêu thụ. Nhu cầu tăng 1,1 triệu thùng/ngày trong năm 2016.
Viễn cảnh thiếu hụt dầu xuất hiện vào năm 2019-2020. 2016 đã phát hiện thêm ít hơn 5 tỷ thùng trong trữ lượng toàn cầu so với khối lượng sản xuất trên 30 tỷ thùng. Ngân sách thăm dò khai thác năm 2017 cho chi tiêu trên cơ sở sản xuất toàn cầu bên ngoài Trung Đông, Nga và đất liền Mỹ, vẫn chiếm 50 triệu thùng/ngày trong nguồn cung dầu thế giới, sẽ giảm 50% so với năm 2014. Trong khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang phát triển, thực tế nó chỉ chiếm 8% cung dầu trên thế giới. Schlumberger gần đây cho biết: "Càng thiếu hoạt động đầu tư hiện nay, thì xu hướng suy thoái mạnh mẽ sẽ càng có thể khi nhà sản xuất cạn kiệt các lựa chọn ngắn hạn để duy trì sản lượng.” Sản xuất đã được hỗ trợ chủ yếu bằng các giếng sản xuất với tỷ lệ cao hơn trong quá khứ, hiện đang cạn kiệt nguồn cung nhanh hơn.
Nguồn: xangdau.net/Boston Energy Research