Môi trường địa chính trị trong ngành dầu mỏ ngày càng trở nên phức tạp khi giá cả tiếp tục suy yếu.
Một báo cáo nghiên cứu của các nhà phân tích hàng hóa thuộc Citi cho thấy các cuộc đàm phán nhạy cảm sắp tới giữa các thành viên của OPEC và Nga để tiếp tục cắt giảm nguồn cung và ổn định giá dầu.
Citi cho biết việc thiếu sự hợp tác từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC, cụ thể là Nga, và việc khoan thêm dầu của một số nước OPEC đang thử sự kiên nhẫn của Saudi Arabia trước cuộc họp ủy ban kỹ thuật sắp tới của OPEC diễn ra tại Kuwait vào cuối tuần này.
Giá dầu thô đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn bốn tháng do lượng dự trữ dầu tại Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Cả dầu Brent và WTI đã mất hơn 10% trong tháng ba.
Các nhà phân tích lưu ý rằng sự bất đồng gần đây nhất giữa Nga và Saudi dường như là do một sự hiểu nhầm về sự sắp xếp cắt giảm nguồn cung vào tháng 11 năm 2016.
Theo quan điểm của Nga, nước này kỳ vọng sẽ không tuân thủ cắt giảm nguồn cung cho đến quý 2 năm 2017, trong khi Saudis lại thúc ép việc tuân thủ ngay.
Citi cho biết Bộ trưởng Năng lượng Nga đã yêu cầu sự kiên nhẫn vì điều kiện hoạt động làm cho việc thay đổi sản phẩm không thể được thực hiện ngay lập tức.
Điều đó đã gây áp lực lên Bộ trưởng Năng lượng Saudi, người đã đi trước với cắt giảm nguồn cung đã đồng ý vào tháng 11 trong khi các nhà sản xuất khác duy trì sản xuất. Citi cho biết, Saudi đã quá tuân thủ trong tháng 1, nhưng kể từ đó lại bắt đầu tăng cường sản lượng.
Những rắc rối khác vẫn còn tồn tại với OPEC, như Iraq và Iran cả hai đều duy trì sản xuất. Theo Citi, Bộ trưởng Năng lượng Iraq đã lập luận tuần trước rằng thỏa thuận cắt giảm nguồn cung chỉ áp dụng đối với xuất khẩu chứ không phải sản xuất, và rằng nước này đã đặt mục tiêu sản xuất cao cho cuối năm.
Trong khi đó, các nguồn tin công nghiệp ước tính xuất khẩu dầu của Iran đạt 4 triệu thùng/ngày trong tháng 2, cao hơn 200.000 thùng so với mức hạn chế của Iran trong thỏa thuận cắt giảm cung.
Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi đã xác nhận vào tuần trước rằng lý do chính để mở rộng cắt giảm nguồn cung trong tháng 6 là dự trữ dầu sẽ giảm trở lại trong phạm vi 5 năm. Theo quan điểm của Citi, tiêu chí đó có nghĩa là "đó là một thỏa thuận đã hoàn thành và việc cắt giảm được mở rộng".
Mặc dù Citi vẫn duy trì quan điểm cho rằng việc cắt giảm sẽ được mở rộng, nhưng lợi thế đang mất đi một cách rõ ràng vì sự kiên nhẫn của Saudi Arabia được thử nghiệm bởi sự không tuân thủ. Kết quả không chắc chắn đã góp phần làm giảm giá dầu gần đây.
Cũng gây sức ép lên giá dầu là sự thừa cung dầu đá phiến của Mỹ. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), Citi cho biết, dự trữ dầu của Mỹ dự kiến sẽ giảm vì năng lực của nhà máy lọc dầu giảm.
"Điều này có thể có ý nghĩa đặc biệt đối với thị trường dầu thô tài chính khi tồn kho của Mỹ là điểm dữ liệu quan trọng nhất trên thị trường dầu và điều này có thể thay đổi tâm lý bi quan hiện nay. Tồn kho dầu thô Mỹ được kỳ vọng sẽ bắt đầu giảm vào tháng 4 trước khi dự trữ dầu thô thế giới bắt đầu giảm từ tháng 5”.
Nguồn tin: xangdau.net