Giá dầu có thể đạt trung bình chưa tới 60 USD/thùng trong chu kỳ tới để đảm bảo sản xuất, đặc biệt từ lĩnh vực đá phiến, phù hợp với tiêu thụ tăng chậm.
BP đã thông báo giá thẩm định đầu tư trong dài hạn đã được cắt giảm xuống trung bình chỉ 55 USD/thùng đối với dầu Brent trong điều kiện thực tế từ năm 2021 đến năm 2050.
Giải thích quyết định này, công ty trích dẫn ảnh hưởng kéo dài của đại dịch virus corona tới tiêu thụ dầu mỏ và khả năng tăng cường chuyển đổi thành nền kinh tế và hệ thống năng lượng carbon thấp hơn.
Công ty này cho biết “giả thiết giá thấp trong thời gian dài hơn được BP coi là phù hợp với con đường chuyển tiếp phù hợp với mục tiêu khí hậu của Paris”.
Nhưng dự báo giảm này cũng xác nhận giá trên 60 USD/thùng là không bền vững lâu dài vì khuyến khích sản xuất quá nhiều, đặc biệt từ Mỹ, vượt tăng trưởng tiêu dùng.
Các nhà sản xuất dầu Nga dường như cũng phải kết luận yêu cầu giá dầu Brent cân bằng trong dài hạn dưới 60 USD, thậm chí có thể ở mức thấp 50 USD, để duy trì thị phần.
Ngược lại, Saudi Arabia và một số đồng minh thân cận của họ vẫn có mục tiêu giá trên mức này, có thể 70 USD hay cao hơn, phản ánh nhu cầu doanh thu trong ngắn hạn của họ.
Khoảng cách giá giữa Nga và Saudi Arabia gây phá vỡ thảo thuận đầu ra ban đầu của OPEC+ vào đầu năm nay và trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của cuộc chiến sản lượng một thời gian ngắn trong tháng 3 và đầu tháng 4/2020.
Hiện nay, hai nhà xuất khẩu dầu lớn đã ngừng chiến khi họ đối phó với dịch bệnh chưa từng có ảnh hưởng tới tiêu dùng. Áp lực chính trị từ Mỹ, nơi các nhà sản xuất dầu đá phiến cũng bị ảnh hưởng, đã buộc hai nước phải đình chiến.
Nhưng sản lượng và tình trạng tiêu thụ cơ bản gây ra cuộc chiến sản lượng không biến mất và căng thẳng vẫn có thể xuất hiện trong vài năm tới nếu giá dầu tăng trên 60 USD/thùng.
Saudi Arabia và các đồng minh thân cận nhất có thể phải chấp nhận giá duy trì 50 - 60 USD/thùng so với giá tối đa 70 - 80 USD/thùng và có kế hoạch ngân sách và sản lượng phù hợp.
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng với tốc độ 8 - 11% mỗi năm trong thập kỷ từ năm 2009 - 2019, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA và BP.
Sản lượng trong phần còn lại của thế giới tăng với tốc độ trung bình chỉ 0,3- 0,6% trong cùng giai đoạn này. Kết quả của sự tăng trưởng không đồng đều này là tỷ trọng của Mỹ trong tổng sản lượng dầu khí toàn cầu gấp đôi từ 7-11% trong năm 2009 thành 15-19% trong năm 2019.
EIA và BP đã đưa ra một loạt ước tính về sản lượng, phụ thuộc vào việc xử lý khí tự nhiên lỏng, nhiên liệu sinh học và sự gia tăng lọc dầu, và các phép tính theo thể tích (thùng) hay khối lượng (tấn).
Nhưng mọi định nghĩa chỉ ra sản lượng của Mỹ đang tăng nhanh hơn so với những nơi khác trên thế giới và gấp đôi tỷ trọng trong thập kỷ qua. Kết quả, các nhà sản xuất dầu Mỹ đã chiếm từ 2/3 tới 3/4 tổng tăng trưởng trong tiêu thụ dầu toàn cầu trong 10 năm qua
Trong những năm đầu của sự bùng nổ dầu đá phiến, khi nó vẫn là một phần khá nhỏ trong thị trường toàn cầu, sản lượng dầu của Mỹ có thể tăng nhanh hơn so với sản lượng của đối thủ và tiêu thụ toàn cầu. Hiện nay tỷ trọng thị trường của dầu đá phiến đã đạt 15-20% của sản lượng và tiêu thụ toàn cầu, tuy nhiên dầu đá phiến Mỹ không thể tiếp tục thực hiện điều đó mà không gây áp lực cho nhà sản xuất đối thủ và giá cả.
Trong một hệ thống phức tạp, như thị trường dầu, một thành phần chính không thể tăng nhanh hơn toàn bộ, mà cuối cùng không phá vỡ sự ổn định chung của hệ thống này.
Sản lượng của Mỹ đã tăng nhanh hơn so với sản lượng của các quốc gia khác và tiêu thụ toàn cầu trong mỗi năm kể từ năm 2009, ngoại trừ năm 2016.
Trong thực tế, sự thay đổi sản lượng có xu thế chậm hơn sự thay đổi giá từ 9 tới 12 tháng, vì thế sự sụt giảm sản lượng trong năm 2016 là một phần của giá thấp hơn trong năm 2015.
Giá trung bình hàng tháng giảm dưới 60 USD trong tháng 8/2015 và không tăng trên ngưỡng này một lần nữa cho tới tháng 11/2017.
Theo kinh nghiệm, 60 USD hay có thể ít hơn vài USD mỗi thùng có thể được xác định là ngưỡng quan trọng trong thị trường trong thập kỷ qua.
Sau một thập kỷ tăng trưởng mạnh, Mỹ cùng với Saudi Arabia và Nga hiện nay chiếm hơn 40% của tổng sản lượng dầu khí toàn cầu. Để đảm bảo sản lượng tăng phù hợp với tiêu thụ và chia sẻ công bằng và bền vững giữa 3 nhà cung cấp hàng đầu, giá dầu sẽ có thể phải trung bình 60 USD hay ít hơn trong chu kỳ giá mới.
Giá luôn theo chu kỳ, vì thế trong vài năm tới, có khả năng sẽ có những giai đoạn kéo dài khi giá di chuyển đáng kể trên mức này, phù hợp với các giai đoạn khi giá thấp hơn nhiều.
Nguồn tin: vinanet.vn