Những lo ngại về nền kinh tế và nhu cầu dầu trong bối cảnh lãi suất tăng đã đẩy giá dầu bốc hơi 10% trong năm 2023, năm giảm đầu tiên kể từ 2020, bất chấp việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ và một cuộc chiến mới nổ ra ở Trung Đông.
Hôm thứ Sáu, ngày giao dịch cuối cùng của năm 2023, giá dầu giảm 10% trong năm so với năm 2022. Dầu chuẩn của Mỹ, WTI Crude, chốt phiên ở mức 71,65 USD và chuẩn quốc tế, Brent Crude, kết thúc năm dưới mốc 80 USD/thùng, đóng cửa ở mức 77,04 USD/thùng.
Giá dầu hiện đã mất khoảng 20% kể từ mức cao nhất của năm 2023 là trên 90 USD/thùng đạt được vào cuối tháng 9.
Dầu lại chứng kiến sự biến động gia tăng trong năm 2023 do lo ngại về nhu cầu đã kéo giá xuống thấp hơn trong khi việc cắt giảm của OPEC+ và cắt giảm nhiều hơn của Saudi bù đắp - nhưng chỉ ở một mức độ nào đó - cho sự sụt giảm của giá.
Nhìn chung, những nỗ lực tăng giá của OPEC+ đã thất bại trong năm 2023, do nguồn cung dầu ngoài OPEC – dẫn đầu là Hoa Kỳ –tăng nhanh hơn dự kiến trước đó. Sản lượng ngoài OPEC+ cao hơn, do sự hỗ trợ của Brazil, Canada và Na Uy, cùng những quốc gia khác, đã khiến các nhà phân tích điều chỉnh lại dự báo của họ về tình trạng thiếu hụt trên thị trường vào cuối năm 2023 và đầu năm tới.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng là mối quan tâm lớn đối với những người tham gia thị trường dầu mỏ, với hàng loạt báo cáo hàng tháng trái chiều về hoạt động sản xuất và nhập khẩu dầu thô. Lãi suất tăng ở Mỹ cũng đè nặng lên thị trường, vốn lo ngại suy thoái kinh tế sẽ kéo theo việc tăng lãi suất và làm giảm nhu cầu dầu.
Xung đột Hamas-Israel, cộng thêm cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine nhằm làm tăng rủi ro địa chính trị, cũng không đẩy giá dầu tăng trong năm 2023.
Mặc dù Fed đã phát đi tín hiệu có thể có 3 đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2024 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ, nhưng các nhà phân tích dự đoán biến động sẽ tiếp tục xảy ra trong năm tới, xuất phát từ những bất ổn địa chính trị.
Nguồn tin: xangdau.net