Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu 80 USD sẽ triệt tiêu nhu cầu?

 

Về lý thuyết, giá dầu ở mức 80 USD/thùng là tốt cho ngân sách của các nước xuất khẩu dầu lớn. Nhưng giá ở mức cao nhất trong ba năm có thể quá sớm để chứng tỏ là quá tốt đối với các nhà sản xuất. Các nhà nhập khẩu lớn thường vạch ra ranh giới ở mức 80 USD, trong khi nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi có lẽ là không thể duy trì chi phí năng lượng tăng vọt với giá dầu cao hơn, chưa kể giá khí đốt tự nhiên, than đá và điện ở mức kỷ lục tại các nền kinh tế trưởng thành ở Châu Âu và các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á.

Ngay khi dầu đạt mức 80 USD/thùng trong thời gian ngắn vào hôm thứ Ba - mức cao nhất trong ba năm – đợt điều chỉnh thoái lui trên thị trường đã bắt đầu trong bối cảnh lo ngại rằng giá cao sẽ làm kìm hãm nhu cầu.

Nhu cầu dầu toàn cầu thực sự rất mạnh và dự kiến sẽ tăng cường vào mùa đông do việc chuyển đổi từ khí sang dầu trong bối cảnh giá khí đốt tự nhiên tăng cao và tồn kho khí đốt thấp ở châu Âu và châu Á ngay trước mùa nóng. Các nhà phân tích và giám đốc điều hành hàng đầu trong ngành nhận thấy nhu cầu trên toàn thế giới sẽ quay trở lại mức trước đại dịch COVID ngay từ đầu năm sau, hoặc sớm hơn, vào cuối năm 2021.

Theo Goldman Sachs và hai hãng kinh doanh hàng hóa lớn Trafigura và Vitol, các nguyên tắc cơ bản - nhu cầu đang phục hồi trong bối cảnh nguồn cung hạn chế - ccho thấy giá có khả năng sẽ tăng cao hơn nữa.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng đã bắt đầu cảnh báo giá dầu 80 USD là mức giá mà bắt đầu triệt tiêu nhu cầu tiêu thụ.

Hai quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn của châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ, không hài lòng với giá dầu từ 70 USD trở lên, như họ đã đề xuất nhiều lần trong vài năm qua. Ngoài ra, dầu gần đạt mức cao nhất trong ba năm là điều cuối cùng mà nền kinh tế toàn cầu cần vì rằng dù đang phục hồi nhưng vẫn bị cản trở bởi các nút thắt trong chuỗi cung ứng và chi phí năng lượng cao làm giảm sức mua của người tiêu dùng và giảm biên lợi nhuận của các ngành có chi phí hoạt động cao. Mức giá 80 USD làm dấy lên lo ngại về lạm phát phi mã mà có thể không xảy ra nhất thời như Fed và các ngân hàng trung ương mong muốn.

Dầu hướng đến điểm phá hủy nhu cầu

Một trong những cảnh báo đầu tiên đến từ Morgan Stanley, rằng giá đang hướng đến “mức bắt đầu sự phá hủy nhu cầu, theo chúng tôi ước tính là khoảng 80 USD/thùng.” Morgan Stanley cho biết vào tháng 6 và lưu ý trong tuần này, được CNBC đưa tin, "Đây vẫn là quan điểm của chúng tôi."

Hai nhà phân tích Martijn Rats và Amy Sergeant của Morgan Stanley đã thừa nhận trong một lưu ý hôm thứ Ba rằng lượng dầu dự trữ bị rút ra trên toàn cầu trong tháng qua cao hơn nhiều so với những tháng trước đó và “cho thấy thị trường đang thiếu nguồn cung nhiều hơn so với nhận định chung”.

Các yếu tố cơ bản có thể chỉ ra một thị trường đang thắt chặt, nhưng ngưỡng 80 USD là một vấn đề quá lớn để người tiêu dùng có thể bỏ qua.

Hai nước nhập khẩu dầu lớn của châu Á thể hiện họ không hài lòng với giá dầu 80 đô la

Hai nhà nhập khẩu dầu lớn nhất ở châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ - đã thể hiện trong vài năm qua rằng giá dầu từ 70 USD trở lên gây nhiều áp lực lên chi phí nguyên liệu thô và lạm phát của họ. Cả hai quốc gia đang bán dầu thô từ kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) của họ trong những ngày gần đây. Động thái bán dầu này không tác động lớn đến giá dầu toàn cầu, nhưng chúng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới OPEC + và thị trường rằng các nhà nhập khẩu dầu thô lớn muốn giảm bớt áp lực lạm phát đối với nguyên liệu và chi phí vào thời điểm mà sự gián đoạn chuỗi cung ứng cũng đang gây áp lực làm tăng chi phí.

“Mặc dù tác động từ cuộc đấu giá SPR của Trung Quốc đối với thị trường toàn cầu có thể là nhỏ, nhưng nó báo hiệu một sự thay đổi lớn về cách Trung Quốc muốn sử dụng SPR của mình và có khả năng ảnh hưởng đến hành vi của các nhà cung cấp chính”, cố vấn cấp cao của Wood Mackenzie, Alex Sun cho biết vào tuần trước.

“Ở mức hơn 70 USD/thùng, dầu thô dường như đã trở nên quá đắt đỏ đối với Bắc Kinh và New Delhi. Mặc dù việc này không ảnh hưởng đến sự cân bằng dầu mỏ toàn cầu, nhưng nó sẽ truyền đi một thông điệp mạnh mẽ. Giá dầu chạm mốc 80 USD/thùng sẽ là một trở ngại nghiêm trọng đối với hai nước mua dầu thô chủ chốt này và có khả năng làm suy yếu nhu cầu nhập khẩu”, PVM Oil Associates cho biết trong một lưu ý hôm thứ Tư.

Dầu gây ra lo ngại lạm phát

Không chỉ các nhà nhập khẩu lớn không hài lòng với giá dầu 80 USD.

Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, đặc biệt là ở châu Âu, cũng đang phải chịu giá khí đốt tự nhiên và điện cao ngất ngưởng, và phải cắt giảm sản xuất giảm do không thể chịu nổi chi phí.

Giá năng lượng cao, trong đó có dầu thô, dự kiến có thể làm lạm phát tăng hơn nữa, vốn đã cao hơn mục tiêu của Fed và các ngân hàng trung ương. Hiện tại, áp lực lạm phát chủ yếu được coi là nhất thời. Tuy nhiên, giá dầu cao liên tục sẽ gây thêm áp lực lên giá.

"Lạm phát tăng cao, phần lớn phản ánh các yếu tố nhất thời", Fed cho biết trong tuyên bố FOMC vào tuần trước.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết tại diễn đàn thường niên về ngân hàng trung ương do Ngân hàng Trung ương châu Âu tổ chức, lạm phát cuối cùng sẽ ở mức vừa phải, nhưng áp lực tăng hiện tại đang “gây khó chịu” và có thể kéo dài đến năm 2022.

Ông Powell nhận định, được CNBC dẫn lời: “Cũng thật khó khăn khi thấy các nút thắt cổ chai và vấn đề chuỗi cung ứng không được cải thiện – quả thực, lợi nhuận dường như đang trở nên tồi tệ hơn một chút. Chúng tôi nhận thấy điều đó có thể tiếp diễn trong năm tới và kéo dài lạm phát lâu hơn chúng ta nghĩ.”

PVM Oil Associates, bình luận về việc được mô tả là "sự ăn mừng quá sớm" của dầu 80 đô la, cho biết hôm thứ Tư:

“Một cạm bẫy khác của giá năng lượng cao hơn là nó sẽ thúc đẩy lạm phát vốn đã tăng cao. Giá dầu tăng là một trong những động lực lớn nhất của lạm phát. Và tình trạng lạm phát ngày càng tồi tệ sẽ tác động đến sự phục hồi kinh tế mong manh và tiêu thụ dầu”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM