Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu 70 USD có thể làm chậm sự phục hồi nhu cầu

Mặc dù việc cắt giảm sản lượng bất ngờ của OPEC+ đã đẩy giá dầu thô Brent lên tới 70 USD/thùng nhưng giá dầu ở mức cao nhất trong hơn một năm qua có thể làm kìm hãm sự phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu, điều mà chính nhóm OPEC+ vẫn coi là mong manh.

Sau động thái bất ngờ của OPEC + vào tuần trước, giá dầu thô đã tăng nhanh hơn và cao hơn so với dự đoán của nhiều nhà phân tích chỉ một tuần trước đó do thị trường cho rằng nguồn cung sẽ thiếu hụt trong bối cảnh nhu cầu đang phục hồi.

Dầu ở mức 70 USD/thùng là tốt cho các nhà đầu cơ gía lên, các công ty dầu mỏ và hầu hết các nhà sản xuất OPEC + có ngân sách phụ thuộc vào dầu mỏ nhưng đó không phải là tin tốt đối với giá xăng hay các quốc gia nhập khẩu dầu, trong đó có hai động lực tăng trưởng nhu cầu chính là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngoài ra, giá dầu cao hơn sẽ gây thêm áp lực lạm phát đối với các nền kinh tế đang phục hồi từ đại dịch, và làm tăng giá nhiều hàng hóa và dịch vụ, bao gồm vé máy bay và hàng hóa nhập khẩu tại Mỹ, Dion Rabouin của hãng tin Axios lưu ý.

Kết quả tức thì của việc OPEC + giữ sản lượng gần như không thay đổi trong tháng Tư - với các khoản miễn trừ nhỏ cho Nga và Kazakhstan là 150.000 thùng/ngày - sẽ dẫn tới giá xăng cao hơn ở mọi nơi, từ Mỹ cho đến Ấn Độ.

Áp lực tăng giá xăng đã bắt đầu ngay cả trước khi nhóm OPEC + khiến thị trường bất ngờ qua việc duy trì mức sản xuất và Ả Rập Xê Út tiếp tục cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày vào tháng Tư.

Tuy nhiên, việc liên minh trì hoãn nới lỏng cắt giảm khiến giá xăng trung bình của Mỹ lên 3 USD một gallon là trong tầm mắt.

Hãng theo dõi giá xăng GasBuddy cho biết một mặt nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ phục hồi và giá dầu thô tăng, mặt khác có thể đẩy mức giá trung bình trên cả nước lên hơn 3 USD/gallon vào Ngày lễ Tưởng niệm (31/5), hãng GasBuddy cho biết sau cuộc họp OPEC + vào tuần trước.

Lần cuối cùng mức giá xăng trung bình của Mỹ đạt 3 USD mỗi gallon là vào tháng 10 năm 2014. Ba năm trước, vào năm 2018, mức giá trung bình trên cả nước đã đạt gần ngưỡng 3 USD, ở mức 2,97 USD mỗi gallon.

"Việc gia hạn cắt giảm sản lượng làm giữ sự mất cân bằng ngày càng lớn giữa cung và cầu, và gây thêm áp lực lên giá dầu tăng, nếu nhu cầu toàn cầu tiếp tục phục hồi. Một sự phục hồi tiếp tục dường như có thể xảy ra, do những người lái xe Mỹ đổ đầy bình xăng của họ với tốc độ nhanh nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát. Tôi dự đoán 70% giá xăng trung bình có thể đạt 3 USD/gallon, mức chưa từng thấy kể từ năm 2014, chủ yếu do OPEC từ chối tăng sản lượng dầu", Patrick De Haan, trưởng bộ phận phân tích dầu khí tại hãng GasBuddy, cho biết.

Theo dữ liệu của ứng dụng Pay with GasBuddy, nhu cầu xăng tại Mỹ đã tăng 4,9% vào thứ Sáu so với tuần trước đó, lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. De Haan đã tweet vào hôm thứ Bảy rằng nhu cầu xăng của Mỹ đã không giảm qua các tuần kể từ ngày 20 tháng 2.

Người tiêu dùng ở Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi giá xăng cao khi nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới trực tiếp cảnh báo OPEC+ rằng quyết định bất ngờ của họ vào tuần trước có "khả năng làm suy yếu sự phục hồi nhờ vào sức mua và hơn thế nữa làm tổn hại tới người tiêu dùng."

Ấn Độ và nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới Trung Quốc – hai động lực tăng trưởng nhu cầu chủ lực trên toàn cầu - có thể mua dầu chậm lại ở mức giá 70 USD/thùng trong những tuần và tháng tới, điều này có khả năng làm suy yếu sự phục hồi của nhu cầu.

"Rủi ro là những mức giá cao hơn này sẽ làm giảm sự phục hồi toàn cầu dự kiến. Nhưng Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz, tỏ ra cứng rắn rằng OPEC+ phải theo dõi các dấu hiệu cụ thể về nhu cầu tăng trước khi thay đổi sản xuất", Ann-Louise Hittle, phó chủ tịch. Macro Oils, tại Wood Mackenzie, bình luận về việc duy trì sản xuất của OPEC +.

Giá dầu cao cũng được cho là sẽ gây áp lực tăng mạnh lên lạm phát, khiến lạm phát có thể tăng nhanh vượt mục tiêu của Fed và mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ khác trên thế giới.

Với động thái bất ngờ của OPEC +, Saudi Arabia đang đặt cược vào việc thắt chặt thị trường để đạt được doanh thu từ dầu cao hơn trong ngắn hạn, đánh cược với kỳ vọng rằng đá phiến của Mỹ lần này sẽ muốn có lợi nhuận cao hơn thay vì sản lượng, không giống như bất kỳ đợt tăng giá dầu nào trước đây trong những năm gần đây.

Vandana Hari, người sáng lập Vanda Insights, nói với Bloomberg cuối tuần qua: “Vương quốc Saudi có lẽ đang liều lĩnh nếu theo đuổi con đường diều hâu quá lâu”.

Giá dầu cao nhất trong hơn 14 tháng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu, chỉ báo mà Ả Rập Xê Út muốn cải thiện đáng kể trước khi chuyển sang giảm bớt sản lượng.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM