Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu 50 USD liệu có còn thực tế hay không?

Giá dầu đã lún sâu xuống mức chưa từng thấy kể từ khi OPEC thông báo thỏa thuận cắt giảm sản lượng ban đầu hồi tháng 11 năm ngoái. Giá vấn đã và đang giảm kể từ khi nhóm này cắt giảm thêm 9 tháng nữa, một chuỗi trượt giá kéo dài hai tuần khiến WTI quay lại mức 45 USD/thùng.

Các yếu tố cơ bản cho sự sụt giảm này giống như trước đây: sản lượng đá phiến ở Mỹ tiếp tục tăng; tồn kho vẫn còn cao; và thị trường lo ngại rằng việc cắt giảm của OPEC không đủ để tháo bớt lượng dầu dư thừa.

Tuy nhiên, trên thực tế, triển vọng ngày càng u ám hơn gần đây, vì rủi ro đi xuống cho thị trường đã tăng lên.

Giá dầu thô hôm thứ Tư đã rớt sâu sau khi có báo cáo EIA cho thấy tồn kho bất ngờ tăng mạnh, gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích thị trường. Báo cáo này là tin tức xấu bởi vì tồn kho dầu thô và xăng tăng 3,3 triệu thùng vào thời điểm mà hàng tồn thường giảm xuống trong mùa lái xe. Sự gia tăng này đã kết thúc vài tuần giảm liên tiếp của tồn kho và dội một gáo nước lạnh vào sự kỳ vọng giá sẽ phục hồi nhanh chóng - WTI và Brent đã giảm gần 5%.

Điều đó xảy ra sau khi EIA đưa ra tuyên bố rằng họ ngày càng tin chắc hơn rằng sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng lên 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018, đây sẽ là kỷ lục của Hoa Kỳ. EIA dự báo trữ lượng sẽ giảm không ấn tượng trong năm nay, với mức giảm 0.2 triệu thùng/ngày vào năm 2017. Và điều này là rất đáng lo ngại đối với OPEC và các quốc gia dầu mỏ khác, EIA cũng dự báo hàng tồn kho tăng trở lại vào năm 2018 thêm 0,1 triệu thùng/ngày.

Nhưng thị trường dầu cũng có một số vấn đề khác. Nigeria đã tạo ra nguy cơ giảm giá dầu trong một thời gian, mặc dù mối đe dọa đã tiềm ẩn trong hầu hết năm nay. Mọi người đều biết rằng đường ống dẫn dầu và kho cảng xuất khẩu bị gián đoạn của Nigeria có thể trở lại vào một lúc nào đó.

Ngày đó cuối cùng đã đến. Royal Dutch Shell vừa mới dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng cho các chuyến dầu của hôm thứ Ba, dọn đường cho một đợt tăng nguồn cung mới. Việc vận chuyển dầu Forcados - khoảng 250.000 thùng mỗi ngày - đã ngừng hoạt động trong hơn một năm. Nigeria dự kiến sẽ bổ sung tương đương 1/5 mức cắt giảm của OPEC vào thị trường. Ehsan Ul-Haq, chuyên gia phân tích dầu tại KBC Advanced Technologies, nói: "Thị trường đang lặn ngụp trong nguồn cung dầu".

Trong khi yếu tố có thể làm cho giá dầu phục hồi tạm thời, đó là mỏ dầu lớn nhất Libya tạm thời đóng cửa hôm thứ Tư do cuộc đình công của công nhân. Nhưng sản lượng từ 270.000 thùng mỗi ngày từ mỏ dầu Sharara có thể sẽ sớm trở lại, đưa tổng sản lượng của Libya quay lại mức cao nhất trong năm với 850.000 thùng/ngày.

Một tin sốt dẻo trong vài ngày qua là sự cắt đứt quan hệ ngoại giao của một số quốc gia vùng Vịnh với Qatar do việc tài trợ chủ nghĩa khủng bố của nước này. Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, một động thái làm rung chuyển tạm thời thị trường dầu mỏ. Phản ứng ban đầu từ các nhà phân tích thị trường là bất kỳ căng thẳng nào ở Trung Đông luôn luôn làm tăng giá dầu. Nếu việc vận chuyển của Qatar bị gián đoạn vì một lý do nào đó, điều đó sẽ làm mất đi một số nguồn cung. Nhưng mặt trái là sự thù hằn giữa các thành viên của OPEC có thể làm suy yếu lòng tin lẫn nhau, đe doạ đến sự tuân thủ cắt giảm sản lượng. Điều đó chắc chắn sẽ làm giảm giá dầu. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều chuyên gia cho rằng căng thẳng này sẽ không có bất kỳ tác động nào ngay lập tức, nhất là kể từ khi Qatar là một động lực chính của thỏa thuận OPEC.

Nhìn xa hơn, có một rủi ro lớn hơn, nếu tình hình bất ổn thì giá dầu sẽ gặp rủi ro. Một số quan chức Nga đã đưa ra một số nhận xét gần đây liên quan đến sản xuất của họ; những lời bình luận đó không nhất thiết phải có ý nghĩa gì ngay từ bây giờ, nhưng đưa ra lời nhắc nhở quan trọng rằng sự sẵn sàng để hỗ trợ giá dầu của Nga không thể chấp nhận được.

"Nếu câu hỏi là Opec sẽ rời khỏi những sắp xếp này như thế nào: một cách đột ngột", Giám đốc điều hành của Rosneft- Igor Sechin nói với FT. "Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị. Nếu có điều gì sai, chúng tôi sẽ không để họ chiếm được thị trường của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình". Sechin nói rằng Nga sẵn sàng tuân theo thỏa thuận của OPEC ngay bây giờ, nhưng nếu đá phiến Mỹ trở lại quá nhiều, thì có thể nghi ngờ về sự khôn ngoan của việc hạn chế sản lượng.

Ngay bây giờ lợi ích của Nga "ngang hàng" với OPEC, nhưng "Tôi cho rằng vào một thời điểm nào đó, sau một thời gian, những lợi ích này sẽ khác biệt. Và chúng tôi sẽ phản ứng với điều đó”.

Đó là một lời đe dọa không khôn khéo và khá lạnh lùng về việc gia tăng sản xuất nếu giá cả tiếp tục biến động. Thật vậy, Nga đang chuẩn bị cho giá thấp hơn sắp tới. Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của Bloomberg TV tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg vào ngày 1 tháng 6 "Chúng tôi thực sự sẵn sàng sống với giá dầu ở mức 40 USD hoặc thấp hơn. Tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô hiện nay đều được dựa trên giả định giá dầu là 40 USD".

Thật khó để không xem những tuyên bố này như là một mối đe dọa đối với giá dầu. John Kilduff, một đối tác của Again Capital LLC, phát biểu với Bloomberg tuần trước rằng: "Có một số ý kiến táo bạo từ Giám đốc điều hành Rosneft, người nói rằng có một kế hoạch cho các nhà sản xuất để làm ngập lụt thị trường dầu. Ý kiến của ông chắc chắn đã ảnh hưởng tới thị trường. Khi bạn nhìn lại bản thỏa thuận, nó trông có vẻ ngày càng không thỏa đáng".

Nói chung, kết quả cuối cùng có thể là dầu bị kẹt trong khoảng 45 đô la trong thời gian tới, thay vì tăng dần lên hơn 50 đô la và gần 60 đô la như dự kiến trước đó.

"Sự lo lắng trên thị trường là dư cung chắc chắn sẽ không được quan tâm," Gene. McGillian, giám đốc nghiên cứu tại Tradition Energy, nói với WSJ. "Trừ khi OPEC muốn làm cái gì đó khác, nếu không ý tưởng về mức giá 50 hoặc 55 USD về cơ bản là không thực tế."

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM