Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Fitch: Suy thoái kinh tế là rủi ro giảm lớn nhất đối với thị trường dầu mỏ vào năm 2023

Dự báo giá dầu ngắn hạn đã liên tục tăng trong năm nay, khi hầu hết các nhà dự báo kỳ vọng các chuẩn dầu sẽ vượt mốc 100 đô la vào năm tới. Tuy nhiên, về lâu dài, mọi thứ sẽ thay đổi. Chẳng hạn như, Goldman Sachs tuần trước cho biết trong một lưu ý rằng tổ chức này dự báo ​​giá dầu có thể tăng lên 125 USD/thùng nếu Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19. Dự báo trong kịch bản cơ bản của Goldman Sachs cho năm 2023 là dầu Brent ở mức 110 USD/thùng, nhưng nhu cầu mạnh hơn từ Trung Quốc nếu khi nào các biện pháp hạn chế kết thúc có thể đẩy giá cao hơn nữa.

Trong khi đó, Morgan Stanley dự báo các thị trường mới nổi sẽ phục hồi vào năm tới, viện dẫn chính sách ủng hộ tăng trưởng của Trung Quốc, đồng đô la Mỹ đạt đỉnh với tư cách là đồng tiền quốc tế cơ bản, và sự thay đổi đang diễn ra trong quan hệ thương mại quốc tế.

Một thế giới mới nổi đang hồi phục có nghĩa là nhu cầu dầu mỏ sẽ nhiều hơn bởi vì chính các nước đang phát triển là động cơ tăng trưởng lớn nhất cho thị trường dầu mỏ, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, về lâu dài, mọi thứ dường như sẽ thay đổi, ít nhất là theo Fitch Solutions. Công ty cho biết trong một báo cáo được chia sẻ riêng với Rigzone rằng họ dự báo ​​giá dầu sẽ giảm từ 102 đô la trong năm nay xuống còn 95 đô la vào năm 2023 và xuống 85 đô la vào năm 2026.

Lý do cho dự báo giá dầu sẽ giảm giá trong 3 năm tới là vì bối cảnh kinh tế vĩ mô đã cảnh báo suy thoái kéo dài nhiều tháng qua ở nhiều nơi trên thế giới. Với dự báo đó, Fitch không đơn độc. Rất nhiều nhà phân tích dự đoán một cuộc suy thoái, mặc dù không phải tất cả họ đều đồng ý về hướng giá dầu sẽ diễn ra do những xu hướng kinh tế này.

Chính vì lo ngại suy thoái mà OPEC đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ, trong khi đầu năm nay, nhu cầu vẫn tăng trưởng với tốc độ mạnh bất chấp giá tăng. Tuy nhiên, điều này không diễn ra trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất. Theo đó, OPEC cho rằng các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá dầu đã nghiêng về xu hướng giảm và điều chỉnh hạ dự đoán tăng trưởng nhu cầu thêm 100.000 thùng/ngày.

Mức độ ảnh hưởng mạnh của dự báo suy thoái đối với giá dầu có thể được quan sát thấy gần như hàng ngày: các bản tin về giá dầu ghi nhận lo ngại về suy thoái kinh tế là lý do khiến giá giảm trong bất kỳ phiên giao dịch nào thường xuyên hơn bất kỳ yếu tố nào khác.

Những lo sợ này có xu hướng bị đối lập bởi sự lạc quan về Trung Quốc, gần như hàng ngày. Trong khi đó, những dự báo về suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục hiện diện, đặc biệt là đối với châu Âu.

“Niềm tin của người tiêu dùng đã sụt giảm nghiêm trọng đến mức suy thoái kinh tế có thể sẽ không nhẹ”, nhà kinh tế trưởng của Berenberg, Holger Schmieding, nói với CNBC trong bối cảnh triển vọng kinh tế của Liên minh châu Âu.

Tăng trưởng của nền kinh tế khu vực đồng euro được dự báo sẽ giảm từ 0,8% trong quý hai xuống còn 0,2% trong quý ba. Đó vẫn là một con số dương, nhưng các nhà kinh tế dường như nghi ngờ về việc EU sẽ phải đối mặt với thách thức nạp đầy các kho dự trữ khí đốt của họ trong năm tới –lần này không có dầu của Nga như khối này đã nhận được trong nửa đầu năm nay.

Suy thoái kinh tế là một cách chắc chắn để giá dầu đi xuống, như nhà báo John Kemp của Reuters đã lưu ý trong một chuyên mục vào đầu tháng này. Trong đó, ông nói rằng mặc dù nhiều nhà kinh tế ở không thực sự sử dụng từ suy thoái, nhưng suy thoái đã bắt đầu ở Mỹ. Nó cũng được thể hiện rõ ở Liên minh châu Âu.

Vì vậy, câu hỏi từ giờ trở đi là những nền kinh tế đó sẽ chậm lại bao nhiêu nữa. Nền kinh tế càng trì trệ, thì sự phá hủy nhu cầu dầu càng lớn, và do đó, ảnh hưởng đến giá cả quốc tế càng nhiều.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM