Hôm thứ Tư, Ủy ban châu Âu đã công bố các đề xuất nhằm hạn chế phát thải khí mê-tan và giảm rò rỉ trong lĩnh vực năng lượng ở Liên minh châu Âu (EU) như một phần trong nỗ lực đưa khối này đi đến con đường trung hòa cacbon vào năm 2050.
Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, chỉ đứng sau carbon dioxide về sự góp phần vào biến đổi khí hậu và là nguyên nhân gây ra cho khoảng một phần ba hiện tượng nóng lên của khí hậu hiện nay. Mặc dù nó tồn tại trong khí quyển trong một thời gian ngắn hơn so với carbon dioxide (CO2), nhưng ở cấp độ phân tử, khí mê-tan có khả năng làm ấm toàn cầu cao hơn nhiều so với CO2.
Theo dự luật do Ủy ban đề xuất, các hãng khai thác dầu khí ở EU sẽ có nghĩa vụ giám sát, báo cáo và xác minh việc phát thải khí mê-tan. Dự luật này chủ yếu dành cho các công ty hoạt động bên ngoài Liên minh Châu Âu vốn cung cấp hầu hết nhiên liệu hóa thạch cho khối.
Đề xuất của Ủy ban là nhằm giảm thiểu hiệu quả hơn nữa việc phát thải khí mê-tan trong chuỗi cung ứng năng lượng.
Theo Reuters, dự luật được đề xuất không áp dụng đối với cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt tự nhiên sang EU.
Các chính trị gia Xanh của EU đã chỉ trích việc thiếu dự luật cắt giảm phát thải khí mêtan đối với việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch vào EU.
Đầu năm nay, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã kêu gọi thế giới tham gia vào một sáng kiến toàn cầu nhằm giảm đáng kể lượng khí thải mê-tan, khi các nền kinh tế lớn tiến hành các kế hoạch đối phó với những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
“Việc giảm nhanh phát thải khí mê-tan là bổ sung cho hành động đối với carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác, và được coi là chiến lược hiệu quả nhất để giảm sự nóng lên toàn cầu trong thời gian tới và đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên 1,5 độ C”, EU và Mỹ cho biết vào tháng Chín.
Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 vào tháng trước, Cam kết về khí mêtan toàn cầu đã được 105 quốc gia ký kết, nhưng không có sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Nga, trong khi ba quốc gia này tạo ra khoảng một phần ba lượng khí thải mê-tan toàn cầu. Không chỉ một số trong những nước gây ô nhiễm lớn nhất nằm ngoài cam kết, mà còn thiếu các cơ chế để buộc các quốc gia phải chịu trách nhiệm vì việc cắt giảm là không ràng buộc và không mang tính đặc thù của quốc gia.
Nguồn tin: xangdau.net