Giá dầu thô Brent trung bình đạt 63 usd/thùng trong tháng 11, tăng 3 usd/thùng so với tháng 10. Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn STEO mới nhất của EIA Mỹ, mức tăng trong tháng qua có khả năng phản ánh áp lực tăng vừa phải từ cả hai yếu tố cung-cầu.
Về phía nhu cầu, dữ liệu kinh tế từ hai nền kinh tế lớn nhất - Mỹ và Trung Quốc – đã giúp cắt giảm nhận thức trong thị trường về sự chậm lại sắp tới trong hoạt động kinh tế.
Cục Phân tích Kinh tế Mỹ công bố ước tính thứ hai về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2019. Ước tính này chỉ ra rằng GDP thực tế của Mỹ tăng với tốc độ hàng năm là 2,1% trong quý III, một tốc độ nhanh hơn so với ước tính trước đó và tăng từ mức tăng trưởng 2,0% trong quý II. Đối với Trung Quốc, chỉ số quản lý sản xuất Caixin/Markit (PMI) cho tháng 11 là 51,8, tăng từ 51,7 trong tháng 10 và mức cao nhất kể từ năm 2016.
Đồng thời, chỉ số vốn chứng khoán S&P 500 chốt ở mức kỷ lục 3.153,6 vào ngày 27 tháng 11 - ngày ước tính GDP của Mỹ được công bố, tăng 2,8% so với đầu tháng. S&P 500 sau đó đã giảm vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12 do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở lại trong các tiêu đề tin tức báo chí. Nhìn chung, chỉ số S&P 500 đã tăng 2,4% trong tháng 11.
Về phía nguồn cung, thị trường điều chỉnh kỳ vọng trước cuộc họp ngày 6 tháng 12 giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác. Kỳ vọng rằng OPEC và các đối tác sẽ gia hạn hoặc có thể cắt giảm sâu hơn, đã giúp hỗ trợ giá dầu thô.
Vào ngày 6 tháng 12, OPEC và một nhóm các nhà sản xuất dầu khác tuyên bố họ sẽ cắt giảm sản lượng sâu hơn được công bố ban đầu vào tháng 12 năm 2018. Nhóm này hiện đang nhắm mục tiêu giảm sản xuất 1,7 triệu thùng/ngày so với mức tháng 10 năm 2018, thấp hơn so với mức giảm mục tiêu trước đây là 1,2 triệu thùng/ngày.
OPEC tuyên bố rằng việc cắt giảm sẽ có hiệu lực đến hết tháng 3 năm 2020. Tuy nhiên, EIA cho rằng OPEC sẽ hạn chế sản xuất trong suốt năm 2020, trong bối cảnh dự báo tồn kho dầu tăng.
Với sự hạn chế sản xuất từ hầu hết các thành viên OPEC, trừng phạt Iran duy trì và sự sụt giảm liên tục trong sản xuất dầu thô của Venezuela, EIA dự kiến sản lượng của OPEC sẽ giảm trong năm 2020. EIA dự báo sản lượng dầu thô của OPEC sẽ đạt trung bình 29,3 triệu thùng/nagy2 trong năm 2020, giảm 500.000 thùng/ngày từ mức năm 2019.
Tuy nhiên, EIA dự báo rằng sản xuất ngoài OPEC tăng sẽ bù đắp nhiều hơn mức sụt giảm đó và nguồn cung nhiên liệu lỏng toàn cầu sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm 2020.
EIA dự báo nhu cầu nhiên liệu toàn cầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm tới và giá Brent sẽ trung bình 61 USD/thùng trong năm 2020, giảm từ 64 USD/thùng trong năm 2019.
EIA dự kiến áp lực giảm giá sẽ tập trung vào nửa đầu năm 2020, khi dự trữ dầu toàn cầu được dự báo sẽ tăng. Giá sẽ bắt đầu tăng trong nửa cuối năm tới dựa trên dự báo về hàng tồn kho dầu toàn cầu sụt giảm trong giai đoạn đó của STEO này.
Quy định IMO
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ ban hành Phụ lục VI của Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa Ô nhiễm từ Tàu thủy (Công ước MARPOL), sẽ cắt giảm hàm lượng lưu huỳnh tối đa của dầu nhiên liệu biển được sử dụng trong tàu vượt biển từ 3,5% còn 0,5%.
EIA dự đoán rằng bắt đầu từ quý IV năm nay, quy định này sẽ khuyến khích các nhà tinh chế toàn cầu tăng cường hoạt động của nhà máy lọc dầu và tối đa hóa việc nâng cấp dầu nhiên liệu nặng có hàm lượng lưu huỳnh cao thành nhiên liệu chưng cất có hàm lượng lưu huỳnh thấp để tạo ra nhiên liệu chạy tàu.
EIA dự báo hoạt động của các nhà máy lọc dầu Mỹ sẽ tăng 3% từ năm 2019 lên mức kỷ lục 17,5 triệu thùng/ngày vào năm 2020, dẫn đến tỷ lệ sử dụng công suất lọc dầu đạt trung bình 93% trong năm 2020. EIA dự đoán một trong những tác động quan trọng nhất của quy định này dựa trên lợi nhuận bán buôn diesel, tăng từ mức trung bình 45 cent/gal vào năm 2019 lên mức dự báo cao nhất là 61 cent/gal trong quý đầu tiên của năm 2020 và trung bình 57 cent/gal vào năm 2020.
Thương mại
Dữ liệu EIA cho thấy Mỹ xuất khẩu cao hơn 90.000 thùng/ngày tổng lượng dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ trong tháng 9 so với mức nhập khẩu. Đây là tháng đầu tiên được ghi nhận trong dữ liệu của Mỹ rằng Mỹ xuất khẩu nhiều dầu thô và các sản phẩm dầu hơn so với nhập khẩu.
Trong STEO tháng này, EIA dự kiến xuất khẩu ròng dầu thô và sản phẩm dầu sẽ đạt trung bình 570.000 thùng/ngày trong năm 2020 so với nhập khẩu ròng trung bình là 490.000 thùng/ngày trong năm 2019.
Sản xuất dầu thô nội địa Mỹ
EIA dự kiến sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 13,2 triệu thùng/ngày trong năm 2020, tăng 900.000 thùng/ngày so với mức 2019. Tăng trưởng dự kiến năm 2020 chậm hơn so với tăng trưởng 2018 là 1,6 triệu thùng/ngày và tăng trưởng 2019 là 1,3 triệu thùng/ngày.
Tăng trưởng sản lượng dầu thô chậm lại do sự sụt giảm số lượng các giàn khoan trong năm qua mà EIA dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2020. Mặc dù các giàn khoan giảm, EIA dự báo sản lượng sẽ tiếp tục tăng nhờ vào tính hiệu quả của các giàn khoan và năng suất tăng tốt, bù đắp cho sự suy giảm trong số lượng giàn khoan.
Nguồn: xangdau.net