Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

EIA dự báo triển vọng giá dầu thô thế giới năm 2024 và 2025

Ngày 9/1vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đã công bố Báo cáo triển vọng ngắn hạn về giá dầu thô (STEO) năm 2024 và 2025.

Theo đó, EIA đặt kỳ vọng giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình mức 82 USD/thùng (2024) và 79 USD/thùng (2025), tiến sát gần với mức trung bình năm 2023 là 82 USD/thùng. Dự báo của EIA về sự thay đổi mức giá dầu thô không nhiều dựa trên những kỳ vọng cho rằng nguồn cung và cầu dầu mỏ toàn cầu về xăng dầu sẽ được cân bằng một cách tương đối.

Mặc báo cáo đưa dự báo giá dầu thô trung bình sẽ ở mức gần 80 USD/thùng trong hai năm tới nhưng dự báo mức giá vẫn còn chưa chắc chắn. Nhìn chung, EIA kỳ vọng giá dầu thô Brent sẽ có nhiều khả năng giảm hơn chứ không tăng vì sản lượng dầu mỏ toàn cầu có nhiều khả năng vượt dự báo hơn là giảm nhẹ so với dự báo của EIA. Khả năng giá vượt quá mức dự báo hiện tại của EIA phần lớn liên quan đến sự gián đoạn sản xuất ngoài kế hoạch-một rủi ro được nhấn mạnh bởi căng thẳng leo thang gần đây ở Biển Đỏ.

EIA dự báo triển vọng giá dầu thô thế giới năm 2024 và 2025

Hạn chế sản lượng sản xuất dầu thô của OPEC+ sẽ kiềm chế giá gần mức hiện tại

Theo ước tính, có khoảng một nửa lượng dầu mỏ và chất lỏng khác được khai thác sản xuất trên thế giới năm 2023 xuất phát từ các quốc gia thành viên OPEC+, bao gồm các nước thành viên OPEC và 10 nước khác đã điều phối hạn ngạch sản xuất dầu thô của tổ chức này kể từ cuối năm 2016 đến nay. Những thay đổi mức giá dầu thô tối thiểu một cách tương đối trong dự báo của EIA sẽ tiếp tục hạn chế sản lượng sản xuất dầu thô của OPEC+.

Dự báo sản lượng dầu thô của OPEC+ sẽ ước đạt trung bình 36,4 triệu thùng/ngày (2024) và 37,2 triệu thùng/ngày(2025), song cả hai sản lượng này đều thấp hơn mức sản lượng trung bình 5 năm trước đại dịch COVID-19 (2015-2019) là 40,2 triệu thùng/ngày (không tính bao gồm sản lượng dầu thô của Angola-quốc gia vừa mới rời khỏi OPEC (1/2024).

OPEC+ đã hạ mục tiêu sản xuất trong năm 2023 để ứng phó với nhu cầu dầu toàn cầu suy yếu và giá dầu thô giảm. Ngày 30/11/2023, các nước OPEC+ đã công bố quyết định cắt giảm 2,2 triệu thùng dầu thô/ngày hướng tới mục tiêu sản xuất dầu thô cho đến tháng 3/2024 nhằm hỗ trợ sự cân bằng và ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu. Mức cắt giảm này bổ sung cho các mức cắt giảm tự nguyện hiện có và các mục tiêu cắt giảm sản xuất dầu thô đã được đặt ra tại cuộc họp OPEC (6/2023). EIA kỳ vọng OPEC+ sẽ sản xuất dầu thô với sản lượngít hơn mục tiêu đã đề ra hiện tại trong năm 2024.

EIA dự báo triển vọng giá dầu thô thế giới năm 2024 và 2025

EIA thì cho rằng dự báo này tiến gần với giới hạn dưới nhỏ nhất đối với sản lượng dầu thô khai thác của OPEC+. Một số nước thành viên OPEC+ có thể thúc đẩy việc cắt giảm hoặc chấm dứt hạn chế sản lượng khai thác sau quý I/2024. Trong trường hợp đó, sản lượng dầu khai thác có thể tăng cao hơn mức dự báo của EIA, điều này dẫn đến mức giá dầu thô ở mức thấp hơn. Những quốc gia thành viên OPEC+ cũng có thể gia tăng sản lượng dầu thô khai thác nếu mức tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu cao hơn mức sản lượng kỳ vọng hoặc nếu các nguồn cung dầu mỏ khác bị gián đoạn.

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ sẽ hạn chế sản xuất để ngăn giá dầu thô giảm thêm song dự báo sản lượng khai thác toàn cầu vẫn sẽ vượt mức tiêu thụ vào giữa năm 2025, do đó, điều này sẽ đẩy mức tồn kho xăng dầu tăng lên. Nếu không có sự hạn chế sản xuất của OPEC+ thì sản lượng dầu khai thác sẽ vượt xa mức tiêu thụ một cách đáng kể, điều này dẫn đến lượng hàng tồn kho gia tăng nhiều hơn và mức giá bán sẽ giảm.

Sản lượng khai thác các nước ngoài OPEC+ sẽ tăng trưởng tuy có tốc độ chậm hơn năm 2023

Các quốc gia không thuộc OPEC+ hoặc những quốc gia không tham gia hoặc liên kết với các thỏa thuận về dầu mỏ của OPEC, đã sản xuất 52,0 triệu thùng dầu mỏ và chất lỏng khác/ngày (2023). Dự báo mức tăng trưởng sản lượng khai thác dầu thô ngoài OPEC+ sẽ giảm từ 2,5 triệu thùng/ngày (2023) xuống chỉ còn 1,1 triệu thùng/ngày (2024) và 0,8 triệu thùng/ngày (2025) bởi do tốc độ tăng trưởng sản xuất khai thác dầu mỏ của Hoa Kỳ dự báo sẽ chậm lại.

Ước tính, sản lượng dầu mỏ khai thác hàng năm của Hoa Kỳ ước tăng 1,6 triệu thùng/ngày (2023). Dự báo mức tăng trưởng sản lượng khai thác sẽ giảm xuống chỉ còn 0,4 triệu thùng/ngày (2024) và 0,4 triệu thùng/ngày (2025) do dự báo giá dầu thô sẽ làm giảm số lượng giàn khoan hiện có song những tác động này sẽ được bù đắp bằng cách tăng năng suất khai thác của các giếng khoan.

EIA dự báo triển vọng giá dầu thô thế giới năm 2024 và 2025

Việc khởi động các dự án dài hạn ở Guyana, Brazil, Na Uy và Canada ít mang tính nhạy cảm hơn giữa giá dầu thô thế giới khi so với dầu đá phiến sản xuất ở Hoa Kỳ; kỳ vọng những dự án trên sẽ góp phần đóng góp đáng kể vào tăng trưởng sản lượng sản xuất ngoài OPEC+ trong hai năm tới đây. Đặc biệt, các dự án Liza và Payara thuộc các mỏ dầu khí mới được phát hiện ngoài khơi của Guyana sẽ làm gia tăng đáng kể sản lượng dầu thô với sản lượng tăng từ 0,4 triệu thùng/ngày(2023) lên tới 0,7 triệu thùng/ngày (2025).

Các hoạt động khai thác sản xuất dầu khí ngoài khơi cũng đang thúc đẩy tăng trưởng ở cả Brazil và Na Uy. Sản lượng khai thác ở Brazil ngày càng tăng do sự phát triển của trữ lượng mỏ dầu tiền muối ngoài khơi cũng như việc triển khai các tàu khoan khai thác, lưu trữ và dỡ hàng nổi mới; kỳ vọng khoản đầu tư vốn đáng kể vào các mỏ dầu ngoài khơi như Johan Castberg và Breidablikk sẽ giúp làm tăng sản lượng của Na Uy.

Tăng trưởng sản xuất dầu khí ở Canada cũng được thúc đẩy về việc khởi động mở rộng đường ống dẫn dầu Trans Mountain Express (3/2024), điều này sẽ giúp giảm bớt những hạn chế về công suất vận chuyển xung quanh việc sản xuất cát dầu ở tỉnh bang Alberta. Trường hợp việc mở rộng đường ống dẫn bị trì hoãn thì sản lượng dầu thô của Canada sẽ thấp hơn mức dự báo hiện tại.

Tiêu thụ xăng dầu toàn cầu tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn

Mức tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu toàn cầu trong hai năm vừa qua đã phản ánh cả mối quan hệ xăng dầu truyền thống gắn với tăng trưởng kinh tế và sự quay trở lại các loại hình du lịch trước đại dịch COVD-19, đặc biệt là các chuyến bay quốc tế; do vậy, kỳ vọng mức tiêu thụ xăng dầu toàn cầu chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế và mức độ sử dụng dầu mỏ của nền kinh tế toàn cầu trong hai năm sắp tới. Dự báo mức tiêu thụ xăng dầu toàn cầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày (2024) và 1,2 triệu thùng/ngày (2025) song cả hai mức này đều thấp hơn một chút so với mức trung bình 10 năm trước đại dịch COVID-19 (2010-2019).

EIA dự báo triển vọng giá dầu thô thế giới năm 2024 và 2025

Dự báo tiếp theo là sự thay đổi công nghệ đổi mới sáng tạo ngày càng tăng trong lĩnh vực giao thông vận tải sẽ tiếp tục làm giảm mức độ tiêu thụ dầu mỏ của nền kinh tế toàn cầu. Hiệu quả sử dụng nhiên liệu của những xe ô tô hạng nhẹ là một chỉ số quan trọng trong vấn đề này. Xe điện (EV) và xe hybrid ước chiếm 18% tổng doanh số bán xe hạng nhẹ của Hoa Kỳ (quý 3/2023) và chiếm 33% tổng doanh số bán xe hạng nhẹ ở Trung Quốc, dựa trên dữ liệu của Bloomberg Intelligence; kỳ vọng việc tiếp tục sử dụng xe điện (EV) và xe hybrid sẽ thay thế mức tiêu thụ xe động cơ xăng thời gian tới.

Nguồn tin: PetroTimes

ĐỌC THÊM