Theo một báo cáo mới, sự hiểu biết thông thường mà nhìn thấy tiềm năng bùng nổ và lâu dài của đá phiến Mỹ có thể dựa trên một số giả định sai lầm và quá lạc quan.
Các dự báo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), cùng với cơ quan đối tác có trụ sở tại Paris, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thường được coi là tiêu chuẩn vàng cho triển vọng năng lượng. Các doanh nghiệp và chính phủ thường đề cập đến các dự báo này cho những khoản đầu tư dài hạn và hoạch định chính sách.
Trong bối cảnh đó, điều quan trọng là phải biết liệu các số liệu này có chính xác hay không, đến mức mà bất kỳ ai cũng có thể dự báo chính xác các số liệu chính xác trong nhiều thập kỷ trong tương lai. Một báo cáo mới từ Viện Post Carbon khẳng định rằng trường hợp tham chiếu của EIA cho các dự báo sản xuất đến năm 2050, là “cực kỳ lạc quan đối với hầu hết các phần, và do đó rất khó thành hiện thực”.
Mỹ đã sản xuất dầu nhiều hơn gấp đôi trong thập kỷ qua và với khoảng 12,5 triệu thùng mỗi ngày, Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Phần lớn là do kết quả của việc tăng quy mô sản lượng ở những lưu vực như Bakken, Permian và Eagle Ford. Sự hiểu biết thông thường cho thấy sản lượng sẽ tăng đều đặn trong nhiều năm tới.
Điều đáng nhắc lại là sau khi bùng nổ sản xuất ban đầu, các giếng đá phiến suy giảm nhanh chóng, thường là 75 đến 90% chỉ trong vài năm. Việc tăng trưởng sản lượng đòi hỏi phải khoan liên tục. Ngoài ra, chất lượng của trữ lượng đá phiến rất khác nhau, với các điểm dễ khai thác thường chỉ chiếm 20% hoặc ít hơn, J. David Hughes viết trong báo cáo của Post Carbon Institute.
Sau khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014, các công ty đá phiến đã vội vã tận dụng các địa điểm lý tưởng. Điều đó cho phép ngành này tập trung vào các giếng có thể sinh lợi nhiều nhất trước tiên, cắt giảm chi phí và tăng quy mô sản xuất. Nhưng nó cũng dẫn đến một vấn đề sau này. “Các địa điểm lý tưởng chắc chắn sẽ trở nên bão hòa với các giếng, và việc khoan bên ngoài các điểm này sẽ đòi hỏi tỷ lệ khoan và đầu tư vốn cao hơn để duy trì sản xuất, cùng với giá dầu cao hơn để thực hiện việc này”, Hughes cho biết trong báo cáo PCI của mình.
Ngoài ra, hình thức phân loại cao cấp này đã cho phép khai thác nhanh chóng, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là nhiều dầu hơn cuối cùng sẽ được phục hồi khi mọi thứ đã xong xuôi.
Điều tương tự cũng có thể đúng đối với tất cả các mức tăng năng suất cao, Hughes nói. Ngành dầu khí đã tăng năng suất bằng cách khoan ngang dài hơn, làm tăng việc sử dụng nước và cát frac, cũng như tăng số lượng các giai đoạn fracking. Những cải tiến năng suất này là không thể phủ nhận, Hughes viết.
Tuy nhiên, giới hạn của công nghệ và việc tận dụng các điểm khoan lý tưởng đang trở nên rõ ràng, tuy nhiên, tại một số lưu vực, các giếng mới đang cho năng suất thấp hơn”, ông Hughes nói. “Công nghệ càng tích cực hơn, kết hợp với khoan ngang dài hơn, cho phép mỗi giếng mở rộng diện tích nguồn dự trữ hơn, nhưng làm giảm số lượng vị trí khoan và do đó về cơ bản không làm tăng tổng lượng dầu thu được từ một giếng, nó chỉ cho phép phục hồi tài nguyên nhanh hơn”.
Đã có một số lưu vực đá phiến có sản lượng đi ngang trong khi những nơi khác đang suy giảm.
Nói tóm lại, Hughes nói rằng trong số 13 lưu vực đá phiến chính được phân tích trong báo cáo PCI, EIA đã đưa ra những “triển vọng cực kỳ lạc quan” cho 9 trong số đó. Trong số bốn lưu vực còn lại, ba trong số đó là “rất lạc quan”, và chỉ có một - Woodford Play ở Oklahoma – là được xếp hạng “lạc quan vừa phải”.
Ông lưu ý rằng trong một số trường hợp, các dự báo của EIA đã rất lạc quan đến nỗi khối lượng sản xuất vượt ước tính của chính cơ quan này về dự trữ đã được xác minh cộng với dự trữ chưa được xác minh. EIA cũng giả định rằng mỗi giọt dự trữ đã được xác minh được sản xuất, cùng với tỷ lệ cao của nguồn dầu dự trữ chưa được xác minh vào năm 2050.
“Mặc dù 'cuộc cách mạng đá phiến' đã mang lại sự cứu giúp tạm thời khỏi những gì chỉ 15 năm trước đây được cho là sự suy giảm trong sản xuất dầu khí ở Mỹ”, nhưng Hughes viết, “việc cứu giúp này là tạm thời và Mỹ sẽ được khuyên để lập kế hoạch sản xuất dầu đá phiến giảm đi nhiều trong dài hạn”.
Bất kể địa chất, chính sách khí hậu và sự quan tâm của nhà đầu tư phai nhạt dần có thể sẽ dẫn đến rất nhiều dầu bị bỏ lại trong lòng đất. Hughes nói rằng các số liệu của EIA là rất lạc quan, ngay cả khi không xem xét đến bất kỳ nhiệm vụ nào để cắt giảm khí thải nhà kính. “Nếu chính sách năng lượng của Mỹ thực sự phản ánh sự cần thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu thì các dự báo của EIA cho việc sản xuất dầu khí đá phiến đến năm 2050 thậm chí còn ít hợp lý hơn”.
Nguồn tin: xangdau.net