Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ecuador rút khỏi thỏa thuận OPEC: Ai sẽ là người tiếp theo?

Ecuador đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước OPEC trong tuần này, một động thái có thể làm rung lắc nền tảng của thỏa thuận vốn đã bắt đầu cho thấy một vài sự rạn nứt.

"Chúng tôi cần tiền cho Kho bạc và vì lý do đó chúng tôi đã đưa ra những quyết định tăng dần sản xuất“, Bộ trưởng dầu Ecuador Carlos Perez cho biết, theo Reuters. Ecuador đang thâm hụt tài chính tương đương tới 7,5 phần trăm GDP. Giá dầu thấp thực sự đang gây tổn thất đến tài chính của chính phủ, và việc hạn chế sản xuất chỉ làm tăng thêm nỗi đau. Với giá dầu đạt được mức tăng nhỏ kể từ khi thỏa thuận này được thực hiện vào đầu năm, Ecuador đã quyết định đủ là đủ. Họ cần sản xuất nhiều nhất có thể.

Ecuador không phải là một nhà sản xuất dầu lớn. Quốc gia nằm trên dãy Andes này chỉ sản xuất được 527.000 thùng/ngày trong tháng 6, nhà sản xuất nhỏ thứ ba của OPEC sau Equatorial Guinea và Gabon. Là một nhà sản xuất nhỏ, sự đóng góp của họ vào thỏa thuận ban đầu của OPEC cũng tương đối khiêm tốn. Ecuador cam kết cắt giảm 26.000 thùng/ngày, trong một thị trường dầu mỏ 97 triệu thùng mỗi ngày.

Trong bất kỳ trường hợp nào, Ecuador thậm chí còn không hoàn toàn tuân thủ những cắt giảm của mình - nó chỉ thực sự hạn chế khoảng 16.000 thùng/ngày. Như vậy, việc quay trở lại sản xuất đầy đủ (hoặc gần 100%) chắc chắn sẽ không thể thấy rõ. Bộ trưởng Dầu mỏ Ecuador thừa nhận như vậy. Theo ông, “điều mà Ecuador thực hiện hoặc không thực hiện không có tác động lớn đến tổng sản lượng của OPEC”.

Tuy nhiên, vấn đề sản lượng của Ecuador không phải là chuyện đáng quan tâm mà đó chính là tác động tâm lý và chính trị khi mà một sự rút lui khỏi thỏa thuận có thể ảnh hưởng đến cam kết từ các thành viên khác. Các nhà phân tích dầu từ lâu đã lập luận rằng việc tuân thủ cắt giảm sẽ suy yếu theo thời gian, như đã từng xảy ra trong lịch sử. Bây giờ chúng ta có thành viên OPEC đầu tiên không chịu nổi với giá dầu thấp liên tục, thì việc quyết định cắt giảm sản lượng chung không còn đáng bận tâm. Còn bao lâu nữa trước khi các thành viên khác đi đến quyết định tương tự như vậy?

Amrita Sen, chuyên gia phân tích dầu tại Energy Aspects Ltd., trao đổi với Bloomberg rằng "tuyên bố mới nhất của Ecuador sẽ không thành vấn đề cho cân bằng toàn cầu, nhưng nó cho thấy những thách thức đối với các thành viên của OPEC do việc cắt giảm sẽ không làm tăng giá. Động thái của Ecuador "có thể một lần nữa làm gia tăng mối lo ngại thỏa thuận sẽ sụp đổ", bà nói thêm.

Hơn nữa, động thái của Ecuador thậm chí còn quan trọng hơn bởi vì họ đã công khai tuyên bố rằng thậm chí mình không tuân thủ các cam kết ban đầu, và sẽ không còn giả vờ rằng mình đang cố gắng tuân thủ. Thông thường, các thành viên khẳng định toàn bộ lòng tin của họ vào sự hợp tác trong khi họ âm thầm gian lận. Thông báo công khai từ Ecuador rằng họ không có đủ khả năng để tiếp tục hợp tác sẽ làm tổn hại đến tâm lý hơn là việc họ gian lận một cách lặng lẽ.

Điều đó đặc biệt đúng vì Ecuador không phải là nước duy nhất đang bị thâm hụt, và việc rút lui của nó mở ra khả năng các thành viên khác cũng quay trở lại sản xuất hết công suất, với lý do khó khăn về tài chính. Sự tuân thủ OPEC đã bắt đầu giảm bớt. Trong tháng sáu, mức tuân thủ của nhóm đã giảm từ 95% xuống còn 78%, mặc dù phần lớn là do sản xuất tăng từ hai thành viên được miễn trừ là Libya và Nigeria.

Tuy nhiên, nhìn lại toàn bộ bối cảnh của OPEC, có nhiều lý do để nghi ngờ về cam kết của cả nhóm. Không có vẻ gì là tất cả các thành viên khác đều đang hoàn toàn ủng hộ.

Sự rạn nứt hình thành trong thỏa thuận của OPEC có lẽ đã dẫn đến một tiêu đề mới gần đây, nhằm mục đích rõ ràng để phản bác tuyên bố rằng OPEC đang phải vật lộn để giữ mọi người cùng tham gia. Hôm thứ ba, Bloomberg đưa tin rằng Ả-rập Xê-út có lẽ đang xem xét cắt giảm sâu hơn, có thể lên tới 1 triệu thùng mỗi ngày. Con số đó sẽ cao hơn hai lần so với mức cam kết ​​cắt giảm trong thỏa thuận và sẽ tương đương hơn một nửa so với 1,8 triệu thùng mà các nước trong và ngoài OPEC cam kết loại bỏ.

Song, nếu sự tuân thủ của các quốc gia khác bắt đầu sụp đổ thì vào một lúc nào đó, Ả Rập Xê út, nước đã gánh phần lớn mức cắt giảm, có thể sẽ trở nên bực bội hơn với việc không tuân thủ và quay trở lại sản xuất 100%.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM