Mỹ vẫn phải nhập khẩu năng lượng, thua xa nhà khai thác thứ hai thế giới là Nga.
Mỹ đã vượt qua Nga và Saudi Arabia để trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới kể từ tháng 8/2018.
Một tàu chở LNG đang neo đậu tại cảng Boston.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ước tính sơ bộ Mỹ đã khai thác trung bình khoảng 10,9 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, so với 10,8 triệu thùng/ngày của Saudi Arapbi và khoảng 10,4 triệu thùng/ngày của Nga. Con số này vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích cho rằng Mỹ chỉ có khả năng vượt Nga và Saudi Arabia về khai thác dầu sau năm 2019.
Tuy nhiên, khác với vị trí thứ hai và thứ ba, dù là quốc gia đứng đầu thế giới về khai thác dầu, Mỹ vẫn phải nhập khẩu năng lượng từ nước ngoài.
IEA thống kê mới nhất, tháng 10/2018, Mỹ nhập khẩu khoảng 172 triệu mét khối khí hóa lỏng. Trong tháng 1/2018, Mỹ đã nhập khẩu 471,2 triệu mét khối khí. Tháng 12/2017, Mỹ đã nhập khẩu 307, 6 triệu mét khối khí hóa lỏng.
Tháng 1/2018 cũng là thời điểm xuất hiện thông tin Mỹ mua lô khí hóa lỏng có nguồn gốc từ Yamal (Nga) thông qua Vương quốc Anh. Thống kê từ IEA cho thấy, Washington đã nhập 88,3 triệu mét khối khí hóa lỏng của Anh vào thời điểm tháng 1/2018.
Bloomberg cũng đưa ra câu hỏi về việc, vì sao Mỹ đã khai thác dầu nhiều nhất thế giới nhưng vẫn phải đi nhập khẩu năng lượng khác từ nước ngoài?
Số liệu của Bloomberg cho thấy, Mỹ đang nhập khẩu khí đốt từ nước ngoài. Một tàu chở dầu từ Nigeria đã neo đậu tại cảng Cove Point ở Maryland, trong khi một tàu khác có khí đốt của Nga đang chờ bên ngoài cảng Boston.
Bài viết đăng trên Bloomberg ngày 2/1/2019 miêu tả: "Một tàu chở dầu có tên Exemplar đã lảng vảng ngay bên ngoài cảng Boston sau khi lấy hàng từ nhà ga Montoir-de-Bretagne của Pháp khoảng hai tuần trước, theo dữ liệu theo dõi tàu.
Theo Leleine Overgaard, nhà phân tích thị trường của Kpler, con tàu đó có nguồn gốc từ cơ sở LNG Yamal ở Nga.
Ban đầu, lô hàng được cho là sẽ được chuyển đến Canada vào ngày 21/12/2018. Tuy nhiên, tàu Exemplar đã quay đầu và được định vị lại ở bên ngoài cảng Boston. Hiện vẫn chưa rõ điểm cuối cùng của lô hàng là ở đâu".
Đây là bằng chứng mà tờ báo này tin rằng, Mỹ chắc chắn vẫn phải nhập khẩu khí đốt từ quốc gia đối thủ.
Bloomberg dẫn các phân tích từ chuyên gia cho thấy, những hạn chế về đường ống, kho dự trữ cạn kiệt và đạo luật năm 1998 cấm các tàu nước ngoài chuyển hàng hóa trong các cảng ở Mỹ đang mở đường cho các công ty Mỹ đưa những lô hàng khí hóa lỏng từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu trong nước khi giá cả tăng vọt vào mùa Đông ở bờ Đông.
John Kilduff, chuyên gia về thị trường năng lượng tại quỹ Again Capital LLC ở New York nhận định: "Thật là mỉa mai. Khí gas siêu rẻ được sản xuất tại các mỏ đá phiến của Mỹ, đang bị kẹt tại Tây Mississippi và không thể phục vụ thị trường Mỹ".
"Như thông thường, tất cả là vì tiền" - Bloomberg bình luận.
Bloomberg dẫn lời ông Trevor Sikorski - một nhà tư vấn của Công ty tư vấn về than và Carbon, khí đốt tự nhiên có trụ sở ở London là Energy Aspects Ltd lưu ý: Các công ty vận chuyển khí đốt vào Maryland như BP Plc và Royal Dutch Shell Plc có thể lưu trữ hàng ở kho cho đến khi nhiệt độ Bờ Đông hạ xuống để đẩy giá năng lượng lên cao.
Một yếu tố khác khiến Mỹ không thể cung cấp năng lượng cho thị trường khác trong nước là do các đạo luật ngăn cản việc vận chuyển thông thoáng trên thị trường. Như Đạo luật Jones năm 1920 không cho phép công ty nào từ Louisiana và Texas được vận chuyển LNG hợp pháp đến vùng Đông Bắc nước Mỹ.
Nguồn tin: baodatviet.vn