Đức, nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu, cũng là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc chuyển đổi khỏi dầu khí. Bất chấp chính sách này, Đức vẫn là một trong những nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất. Giờ đây, họ cũng muốn tăng cường đáng kể lượng dầu thô nhập khẩu từ Kazakhstan.
Truyền thông đưa tin trong tuần này rằng chính phủ Đức đã yêu cầu các đối tác Kazakhstan tăng hơn gấp đôi lưu lượng dầu thô theo hướng của Đức từ 1,2 triệu tấn lên 2,5 triệu tấn, tương đương khoảng 18,32 triệu thùng. Và đó chỉ là mới trong năm nay.
Bộ trưởng năng lượng Kazakhstan, Almasadam Satkaliev, nói với hãng thông tấn địa phương Kazinform: “Chúng tôi có kế hoạch xuất khẩu 1,2 triệu tấn sang Đức vào cuối năm nay và phía họ yêu cầu tăng tổng lượng này lên 2,5 triệu tấn”. Interfax của Nga lưu ý trong báo cáo về tin tức này rằng Bộ trưởng chưa cho biết liệu Kazakhstan có thể đáp ứng yêu cầu của Đức hay không, Satkaliev chỉ nói rằng Kazakhstan sẽ vận chuyển thêm 1,5 triệu tấn dầu tới châu Âu thông qua đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan kết thúc ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, yêu cầu này đặt ra một câu hỏi – và câu hỏi đó liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng mà chính phủ Đức đang nhiệt tình ủng hộ, tài trợ và tăng cường. Điều gì đòi hỏi phải tăng nguồn cung dầu thô nếu Đức đang khử cacbon nhanh như những người ủng hộ tuyên bố?
Công suất phát điện bằng năng lượng mặt trời ở Đức chiếm 38% tổng năng lượng của cả nước. Theo GlobalData, con số này nhiều hơn 28% công suất than, dầu và khí đốt cộng lại. Quả thực, Đức đang khử cacbon. Nước này cũng đang điện khí hóa. Doanh số bán xe điện ở Đức đã tăng 11% trong năm ngoái và chiếm 18,4% tổng thị trường ô tô mới. Song, năm nay đã chứng kiến sự đảo ngược xu hướng điện khí hóa sau khi chính phủ Đức tập trung trợ cấp mua xe điện vào tháng 12 năm ngoái.
Tuy nhiên, ngay cả với sự sụ giảm hiện tại, những chiếc xe điện hiện có trên đường ở Đức lẽ ra đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu theo hướng tiêu cực, thay vì tích cực. Suy cho cùng, UBS ước tính vào đầu năm nay rằng việc điện khí hóa phương tiện giao thông đã loại bỏ 1 triệu thùng/ngày trong nhu cầu dầu toàn cầu, dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục. Ngân hàng Thụy Sĩ cũng dự đoán đến năm 2025, điện khí hóa lĩnh vực giao thông sẽ thay thế 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày trong nhu cầu dầu mỏ. Thay vào đó, Đức, thị trường xe điện lớn nhất châu Âu này đang yêu cầu Kazakhstan cung cấp thêm dầu.
Điều thú vị này là do mức tiêu thụ dầu ở Đức đang có xu hướng giảm. Năm 2012, nước này tiêu thụ khoảng 2,28 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Đến năm 2023, con số này đã giảm xuống còn 1,95 triệu thùng/ngày. Đúng là mức giảm 330.000 thùng/ngày trong 11 năm có thể không phải là nguyên nhân đáng ăn mừng lớn, tuy nhiên đó vẫn là sự sụt giảm.
Tuy nhiên, Reuters đã đưa tin vào tháng 4 năm 2023 rằng nhập khẩu dầu thô của Đức đã tăng vào năm 2022 so với năm bị phong tỏa vì đại dịch trước đó khi nền kinh tế nước này phục hồi. Khi đó, sự phục hồi kinh tế có liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ dầu thô - một mối liên hệ được nhấn mạnh bởi thực tế là Đức đã nhập khẩu phần lớn dầu mỏ từ Nga bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt mà EU áp đặt đối với Moscow vào năm đó. Vì vậy, tin tức về việc Đức yêu cầu mua thêm dầu của Kazakhstan có thể được coi là sự thừa nhận rằng quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra rất tốt đẹp, ngoại trừ khi bạn cần năng lượng rẻ và đáng tin cậy cho mục đích công nghiệp.
Nền kinh tế Đức đã thu hẹp 0,3% trong năm ngoái. Các doanh nghiệp đổ lỗi cho giá năng lượng cao trong bối cảnh tăng cường công suất năng lượng gió và mặt trời. Chính phủ đã thừa nhận giá năng lượng cao và đã đưa ra giải pháp sử dụng nhiều năng lượng gió và năng lượng mặt trời hơn. Theo dự báo, nền kinh tế Đức cũng có thể sẽ suy giảm trở lại trong năm nay, ở mức 0,1%. Điều này có nghĩa là nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất trước đây của EU giờ lại yếu nhất. Chắc chắn đã đến lúc phải tăng cường nhập khẩu dầu.
Nguồn tin: xangdau.net