Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đức kiểm soát các nhà máy lọc dầu thuộc Rosneft, nhưng không giải quyết được vấn đề nguồn cung dầu đầu vào

Sau khi tiếp quản công ty con của Gazprom vào đầu năm nay, Đức hiện đã nắm quyền kiểm soát các tài sản lọc dầu Rosneft của Nga tại quốc gia này nhằm nỗ lực đảm bảo độc lập về năng lượng ngày khi chỉ còn hơn ba tháng nữa là lệnh cấm của EU đối với dầu của Nga có hiệu lực. Giờ đây, khi tài sản nhà máy lọc dầu của Nga ở Đức nằm ngoài tầm kiểm soát của Moscow, một câu hỏi cuối cùng vẫn được đặt ra: Đức sẽ lấy dầu không phải của Nga ở đâu để vận hành các nhà máy lọc dầu quan trọng này?

Cuối tuần qua, Đức đã chuyển sang nắm giữ đơn vị thuộc tập đoàn dầu khí Rosneft PJSC của Nga, bao gồm ba nhà máy lọc dầu khi Berlin tiến hành một cuộc cải tổ triệt để nền kinh tế của mình, với hy vọng kiểm soát cơ sở công nghiệp của mình và ngăn hặn tình trạng thiếu hụt và mất điện trong mùa đông này.

“Trong vài tháng tới, chúng tôi sẽ phải tiếp tục bảo toàn cơ sở hạ tầng quan trọng để đạt được sự độc lập về năng lượng”, Verena Hubertz, nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Scholz, trao đổi với Bloomberg.

Rosneft đã phản đối việc thu giữ này và gọi đó là bất hợp pháp và cho biết việc này dẫn đến việc tịch thu tài sản vốn chủ sở hữu mà hãng đã đầu tư 4,6 tỷ euro vào công suất lọc dầu. Trong một tuyên bố của công ty, gã khổng lồ dầu mỏ của Nga cho biết họ sẽ "xem xét tất cả các biện pháp có thể để bảo vệ các cổ đông của mình, bao gồm hành động pháp lý".

Ba nhà máy lọc dầu do Rosneft Đức điều hành cung cấp khoảng 12% tổng công suất lọc dầu của cả nước, và nhà máy lọc dầu PCK Schwedt gần Berlin là chủ chốt. Nhà máy lọc dầu này nằm trên biên giới với Ba Lan, cung cấp nhiên liệu cho khu vực Berlin-Brandenburg và căng thẳng gia tăng về khả năng nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động, công nhân bị sa thải. Đây là một khu vực khó chịu và thủ tướng Đức muốn tránh hậu quả từ sự than phiền của người lao động ở đây.

Việc nắm giữ tài sản của Rosneft và đặt nhà máy lọc dầu dưới sự kiểm soát của nhà nước là một động thái chính trị nhằm ngăn chặn tình trạng đóng cửa và sa thải, đồng thời ngăn chặn tình trạng bất ổn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nó không giải quyết được một vấn đề then chốt: Cái gì sẽ thay thế dầu Nga được tinh chế ở đây?

Dầu cung cấp cho các nhà máy lọc dầu này đến từ đường ống Druzhba, vận chuyển dầu của Nga đến Đức qua Ukraine. Đặc biệt, các nhà máy lọc dầu được thiết kế để tinh chế loại dầu này. Và trong khi dầu của Nga đi qua Druzhba không nằm trong lệnh cấm vận dầu của EU bắt đầu từ ngày 5 tháng 12, Đức đã tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu dầu đó dù bất kể lý do gì. Ba Lan cũng vậy.

Việc thay thế loại dầu này sẽ không dễ dàng. Một khả năng cao là lấy dầu cho nhà máy lọc dầu quan trọng này từ Baltic hoặc từ Ba Lan, thay vì thông qua Druzhba. Những gì mà Thủ tướng Olaf Scholz đã đạt được với việc tịch thu tài sản của Nga là đưa ra một lựa chọn để thay thế dầu của Nga sang Ba Lan. Dựa trên các cuộc đàm phán giữa Ba Lan và Đức, khu vực Gdansk của Ba Lan có thể sử dụng một đường nối ống dẫn dầu không phải của Nga vào Druzhba, nhưng điểm mấu chốt đối với Warsaw là cung cấp khí đốt không phải của Nga vào một nhà máy lọc dầu do Rosneft sở hữu. Đó không còn là một vấn đề.

Vậy loại dầu không phải của Nga đó sẽ đến từ đâu? Có khả năng là Hoa Kỳ hoặc Kazakhstan, mặc dù dầu của Kazakhstan cũng rất phức tạp. Kazakhstan vận chuyển phần lớn dầu của mình qua lãnh thổ Nga, điều này mang lại cho Moscow một con đường đòn bẩy khác đối với châu Âu. Và, thực sự, Nga đã sử dụng đòn bẩy này gần đây. Mặt khác, Hoa Kỳ đã sẵn sàng vượt Nga để trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho châu Âu - điều này sẽ được củng cố với việc thực thi lệnh cấm của EU vào ngày 5 tháng 12.

Sự phức tạp khác là bản chất của dầu. Nếu không có những chuyển đổi tốn kém, nhà máy lọc dầu Schwedt không thể vận hành bằng bất kỳ loại dầu nào khác. Để đạt được điều đó, thủ tướng Đức đã công bố khoản đầu tư gần 1 tỷ euro.

Còn khí tự nhiên thì sao?

Cùng với việc tiếp quản đơn vị Rosneft, chính quyền của Thủ tướng Olaf Scholz cho biết đang trong các cuộc đàm phán nâng cao để tiếp quản Uniper SE và hai công ty nhập khẩu khí đốt lớn khác. Một quyết định sẽ phải được đưa ra khẩn cấp vì Uniper đang lỗ 100 triệu euro (99,7 triệu USD) mỗi ngày do phải vật lộn để thay thế khí đốt của Nga cũng như duy trì việc giao hàng cho các công ty tiện ích và nhà sản xuất trong nước.

Ba tuần trước, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã giảm mạnh khi có tin tức rằng kho dự trữ khí đốt của Đức đầy sớm hơn kế hoạch. Chuẩn hợp đồng tương lai front-month của Hà Lan đã giảm 21% trong một ngày, đảo ngược mức tăng 40% của tuần trước đó sau khi Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tiết lộ các kho dự trữ khí đốt của nước này đang lấp đầy nhanh chóng và đang đạt mục tiêu tháng 10 là đầy 85%.

Giá giảm đã mang lại sự nhẹ nhõm sau một đợt tăng mạnh, mặc dù hợp đồng tương lai vẫn đang giao dịch cao hơn gần sáu lần so với một năm trước. Châu Âu đang trên bờ vực suy thoái, với lạm phát tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ ở một số quốc gia. Các Chính phủ Châu Âu đã dành ra tổng cộng khoảng 280 tỷ euro (278 tỷ USD) cho các gói cứu trợ.

Dường như không có sự đồng thuận mang tính quyết định nào về những gì sắp xảy ra đối với Đức vào mùa đông này.

Một số người cảm thấy bức tranh cung-cầu vẫn còn ảm đạm đối với Đức ngay cả khi các kho chứa đầy, với việc nước này có nguy cơ không thể sống sót qua mùa đông nếu Nga quyết định ngừng bán khí đốt.

Goldman Sachs đã nói với Barrons rằng châu Âu đã cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng khí đốt trước mùa đông và giá có thể giảm một nửa trong sáu tháng tới. Điều này dự kiến sẽ làm hạn chế nhu cầu dầu vì một số hãng đã bắt đầu chuyển từ khí đốt sang dầu do giá khí đốt tự nhiên cao. "EU đã vượt mục tiêu lấp đầy tạm thời vào ngày 1 tháng 9 vào đầu tháng 7 và vẫn đang trên đà đạt được mục tiêu ngày 1 tháng 11", Jacob Mandel, cộng sự cấp cao về hàng hóa tại Aurora Energy Research, nói với Reuters.

Các nhà phân tích tại Standard Chartered Plc cũng khá lạc quan khi nói rằng ‘vũ khí’ khí đốt của Tổng thống Vladimir Putin sẽ bị giảm hiệu quả bởi lượng kho dự trữ, với việc châu Âu sẽ bước qua mùa đông một cách “thoải mái” mà không có khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác tỏ ra ít lạc quan hơn và dự đoán giá sẽ vẫn ở mức cao vào năm 2023 trước khi điều chỉnh nhẹ vào cuối năm. Hợp đồng khí đốt tương lai cho Q1/2023 đang giao dịch ở mức 199,50 euro (199,05 USD) mỗi megawatt giờ.

Châu Âu đang phải trả một cái giá đắt cho khí đốt của mình: chi phí bổ sung lượng khí đốt tự nhiên dự trữ trên toàn châu lục ước tính lên tới hơn 50 tỷ euro (51 tỷ USD), cao gấp 10 lần so với mức trung bình lịch sử để nạp đầy các kho chứa trước mùa đông.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM