Đức đã đồng ý bán cổ phần tại cảng Hamburg cho một công ty Trung Quốc trong một thương vụ được coi là một thỏa thuận gây tranh cãi lớn, mà sẽ đặt Đức vào tình thế phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Euronews đưa tin chính phủ Đức đã ‘bật đèn xanh’ cho COSCO để mua lại một lượng cổ phần dưới 25% tại cảng Hamburg. Đây là con số thấp hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu, dự kiến công ty Trung Quốc mua lại 35% trong cơ sở hạ tầng quan trọng này.
Bộ Kinh tế Đức cho biết quyết định này đã ngăn công ty Trung Quốc thực hiện "đầu tư chiến lược" vào cảng Hamburg và "giảm việc mua lại thành một khoản đầu tư tài chính thuần túy".
Đã có sự phản đối mạnh mẽ đối với thỏa thuận này trong quốc hội Đức cũng như chính phủ. Trong bối cảnh Đức phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga và điều đó phản tác dụng như thế nào, trong giới chính trị có sự lo ngại rằng việc cho phép một công ty Trung Quốc có mặt tại một cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng Hamburg sẽ mang lại cho họ quá nhiều quyền lực ở Đức.
COSCO đã là khách hàng lớn nhất của cảng Hamburg, Euronews lưu ý trong bản tin của mình.
Bộ Kinh tế cho biết: “Lý do của việc cấm một phần là do sự tồn tại của mối đe dọa đối với trật tự và an toàn công cộng”. Bộ cho biết thêm rằng COSCO sẽ không được phép tăng cổ phần của mình trên 25% nếu không có đánh giá khoản đầu tư. Công ty Trung Quốc cũng bị cấm trao quyền phủ quyết đối với các quyết định chiến lược tại cảng Hamburg.
Bộ Ngoại giao Đức cũng không hài lòng với quyết định này, Reuters đưa tin. Bộ này đã đưa ra một tuyên bố cho biết việc mua lại "mở rộng một cách không cân xứng ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng giao thông của Đức và châu Âu cũng như sự phụ thuộc của Đức vào Trung Quốc".
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, được Euronews dẫn lời: “Sự hợp tác phải có lợi cho cả hai bên. Chúng tôi hy vọng bên liên quan sẽ nhìn thấy sự hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và Đức một cách hợp lý và ngừng thổi phồng vấn đề một cách không chính đáng."
Nguồn tin: xangdau.net