Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đức đe dọa đóng cửa Nord Stream trong trường hợp căng thẳng Ukraine "leo thang"

 

Đức sẽ ‘đóng băng’ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 trong trường hợp có bất kỳ sự "leo thang" nào giữa Nga và Ukraine, tân Ngoại trưởng Đức cho biết, trích dẫn một thỏa thuận giữa Đức với Hoa Kỳ.

"Trong trường hợp leo thang hơn nữa, đường ống dẫn khí đốt này không thể đi vào hoạt động", Annalena Baerbock nói với hãng truyền thông Đức, được AFP dẫn lời.

Những lời bình luận này được đưa ra sau nhận xét của tân Thủ tướng Đức, Olaf Scholtz rằng "Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu tin rằng việc vi phạm biên giới của một quốc gia châu Âu sẽ không mang lại hậu quả."

Đường ống Nord Stream 2 sẽ giúp tăng gấp đôi công suất của tuyến huyết mạch Nga-Đức thêm 55 tỷ mét khối khí đốt, đang chờ các cơ quan chức năng của Đức cấp giấy chứng nhận. Đường ống này đã được hoàn thành vào đầu năm nay nhưng Đức cho biết họ không thể ‘bật đèn xanh’ cho đến khi đáp ứng một số yêu cầu chính thức.

Căng thẳng mới nhất với Ukraine diễn ra sau khi Mỹ tuyên bố, theo tình báo nước này thì Nga đang lên kế hoạch xâm lược nước láng giềng, điều này đã làm dấy lên một loạt cảnh báo từ Washington và Brussels đối với Moscow.

Trong khi đó, quá trình cấp giấy chứng nhận cho đường ống này đã bị các cơ quan chức năng của Đức đình chỉ vì đường ống này phải có một công ty điều hành được thành lập theo luật pháp của Đức. Điều này có nghĩa là việc vận hành đường ống có thể bị hoãn sang đến tháng 3 năm sau. Nó có thể thậm chí bị trì hoãn lâu hơn nữa vì sau khi Đức phê duyệt - nếu được - thì dự án sẽ phải được trình lên Ủy ban Châu Âu, cơ quan có nhiệm vụ đảm bảo rằng nó tuân thủ các quy định của EU.

Theo các nguồn tin chính phủ từ các nước châu Âu, chính vì khả năng chậm trễ này mà Nga sẽ không vận chuyển thêm khí tự nhiên đến châu Âu, ngoài khối lượng họ có nghĩa vụ phải xuất khẩu theo hợp đồng dài hạn. Vấn đề đối với châu Âu là nguồn cung khí đốt hạn chế có thể tiếp tục trong nhiều tháng vào mùa nhu cầu cao nhất.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM