Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia quan trọng nhất góp phần làm tăng thị trường dầu mỏ, mặc dù nền kinh tế nước này đang chậm lại.
Theo IEA, trong hai năm qua, các công ty dầu mỏ quốc doanh của Trung Quốc - PetroChina, CNOOC và Sinopec đã cắt giảm chi tiêu cho thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí đốt, cụ thể giảm chi tiêu xuống 40% vào năm 2015 và thêm 28% vào năm 2016. Mặc dù rất ít người nghĩ Trung Quốc là một nhà sản xuất dầu lớn, nhưng nó vẫn nằm trong top 5. Nhưng các công ty của Trung Quốc lại quản lý các mỏ dầu cũ và đắt tiền, đòi hỏi sự đầu tư liên tục để duy trì sản lượng.
Sự sụp đổ của giá dầu hồi năm 2014 đã buộc ba công ty dầu khí quốc doanh phải cắt giảm chi tiêu, dẫn tới việc đóng cửa một số mỏ dầu quá đắt đỏ. Tác động của việc này có thể dự báo: sản lượng dầu của Trung Quốc giảm 7% vào năm 2016, giảm tới 480.000 thùng/ngày so với năm trước.
Các công ty quốc doanh của Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn đà trượt dốc trong sản xuất dầu thô nội địa. Họ công bố chi phí vốn tăng đáng kể, lần tăng đầu tiên trong nhiều năm. Đơn cử như PetroChina, ra kế hoạch nâng chi tiêu thêm 15 phần trăm lên 22,8 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu sẽ không ngăn được sự sụt giảm sản lượng, theo IEA dự báo sẽ giảm thêm 200.000 thùng/ngày trong năm 2017.
Trên thực tế, phần lớn việc tăng chi tiêu sẽ hướng tới sản xuất khí thiên nhiên chứ không phải dầu thô. Điển hình như Sinopec sẽ dành phần lớn chi phí đầu tư cho giai đoạn II của dự án khí đá phiến Fuling, dự án nhập khẩu LNG ở Thiên Tân, các cơ sở tích trữ khí đốt trong nước và các dự án khác ở nước ngoài.
Các nhà phân tích dầu đã dành rất nhiều thời gian trong việc thảo luận về tình hình của ngành công nghiệp đá phiến Mỹ. Tuy nhiên, dù sản lượng dầu đá phiến đã giảm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày bởi sự suy thoái thị trường trong những năm gần đây, nhưng mức hao hụt tiềm ẩn chỉ dưới 700.000 thùng/ngày từ Trung Quốc đã bị xem nhẹ.
Trung Quốc là mấu chốt điển hình cho bất cứ trường hợp tăng giá dầu nào. Và điều đó vẫn đúng - ngoại trừ thời gian này, ít nhất một phần, đó là do bên phía nguồn cung của phương trình chứ không phải là nhu cầu.
Cannabis Boom của Canada đang tạo cơ hội đầu tư trị giá 30 tỷ đôla cho các nhà đầu tư và công ty nhỏ này có thể bùng nổ trong vài tuần tới khi các nhà đầu tư bắt đầu lũ lượt kéo tới.
Nhưng bức tranh về nhu cầu cũng tích cực đối với giá dầu. Trong những tháng gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và số liệu về nhu cầu đáng ngờ khiến nước này trở thành rủi ro sụt giá cho thị trường dầu mỏ. Ví dụ, vào năm 2016, nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong ba năm, chỉ tăng 2,5% so với 3,1% vào năm 2015 và 3,8% trong năm 2014, theo Reuters. Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục chậm lại, thì nó có thể làm hủy hoại giá dầu và làm trì hoãn một cách nghiêm trọng đến việc di chuyển để "cân bằng" trên thị trường dầu.
Trên hết là những lo ngại rằng nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng cao bất thường trong vòng hai năm qua do sự vội vã để làm đầy kho dự trữ xăng dầu chiến lược của họ. Với nhiều kho dự trữ tràn trề, các nhà phân tích lo ngại, nhập khẩu dầu của Trung Quốc có thể giảm mạnh.
Nhưng tính đến thời điểm nay, nhu cầu dầu của Trung Quốc đang tăng nhanh. GDP của Trung Quốc tăng tốc trong quý I, quý thứ hai liên tiếp tăng tốc kinh tế. GDP tăng trưởng 6,9% mỗi năm, vượt qua kỳ vọng của thị trường.
Theo Platts, trong hai tháng đầu năm 2017, nhu cầu tăng 5,3% so với năm trước. Dữ liệu từ tháng ba thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn nữa. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục cao 9,21 triệu thùng/ngày, tăng 11% so với tháng trước.
Chắc chắn tốc độ đó được dự báo sẽ không theo kịp, nhất là kể từ khi việc một số dầu thô nhập khẩu được chuyển vào trong kho dự trữ. Khi các nhà máy lọc dầu nghỉ ngơi, thì việc nhập khẩu có thể giảm. Trong năm nay, IEA đặt tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng thêm 400.000 thùng/ngày lên 12,3 triệu thùng/ngày, cao hơn 3,3% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, có những yếu tố cấu trúc khiến cho Trung Quốc vẫn là một lực đẩy tích cực trong thị trường dầu mỏ. Sản lượng giảm cùng lúc với nhu cầu đang tăng. Khoảng cách này chỉ có thể được giải quyết bằng cách nhập khẩu nhiều hơn. Trong giai đoạn 2016 và 2017, Trung Quốc mất 680.000 thùng/ngày, trong khi tiêu thụ tăng 800.000 thùng/ngày. Mức thay đổi tăng lên hơn 1,4 triệu thùng/ngày trong hai năm, đóng góp lớn hơn vào tình trạng thắt chặt thị trường hơn là sự sụt giảm tạm thời của sản lượng dầu đá phiến Mỹ.
Tầm quan trọng của Trung Quốc đối với thị trường dầu mỏ được cho là mất dần đi trong những năm gần đây, với Ấn Độ thường được nhắc đến như là đối tượng quan trọng mới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa chuyển giao vai trò đó.
Nguồn tin: xangdau.net