OPEC đã điều chỉnh tăng nhu cầu dầu mỏ cho năm 2021 lên cao hơn 190.000 thùng/ngày so với ước tính của tháng trước, nhờ sự phục hồi kinh tế vượt mức triển vọng của tháng trước.
Cụ thể, nhu cầu dầu toàn cầu năm 2021 dự kiến sẽ đạt trung bình 96,46 triệu thùng/ngày trong cả năm, theo các dự báo mới nhất của OPEC trong Báo cáo thị trường Dầu hàng tháng (MOMR) cho tháng 4. Con số này tăng từ 96,27 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng trước, và tăng so với con số ước tính mới cho nhu cầu dầu năm 2020 là 90,51 triệu thùng/ngày.
Trong báo cáo tháng trước, OPEC ước tính nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 là 90,39 triệu thùng/ngày.
Sự điều chỉnh tăng này được đưa ra sau khi Saudi Arabia tuyên bố với nhóm tại cuộc họp OPEC vừa qua rằng số liệu nhu cầu dầu mà họ đang sử dụng quá thấp và nhu cầu dầu thực tế trên toàn cầu cao hơn.
Là nhà sản xuất nắm quyền thống lĩnh thực sự duy nhất trong nhóm, Ả Rập Xê Út vẫn có tầm ảnh hưởng lớn trong OPEC.
Cuối cùng, tổ chức này đã quyết định nâng dần sản lượng khai thác dầu bắt đầu từ tháng 5 năm 2021 dựa trên những số liệu này mà họ không tiết lộ vào thời điểm đó.
Dù là nguyên nhân nào đi nữa, thì dự báo nhu cầu dầu lạc quan của OPEC chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến giá.
Trong MOMR tháng 4, OPEC viện dẫn "sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hơn so với giả định tháng trước". OPEC cho biết hỗ trợ sự phục hồi kinh tế này là các chương trình kích thích, nới lỏng các biện pháp ngăn chặn Covid-19 và tăng tốc triển khai vắc xin, đặc biệt là ở khu vực OECD.
Trên mặt trận vắc-xin, mà OPEC cho là nguyên nhân khiến nhu cầu dầu lạc quan, theo ước tính có khoảng 20% dân số Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ. Tại Israel, 57% dân số đã được chủng ngừa đầy đủ. Nhưng nhìn chung, chưa đến 10% dân số thế giới được tiêm liều đầu tiên. Một số quốc gia dự kiến sẽ không đạt được ngưỡng 20% vào cuối năm 2021.
Sự thật đáng buồn về nửa đầu năm 2021
Trong khi OPEC đã điều chỉnh nâng dự báo nhu cầu dầu cho cả năm — và điều chỉnh sản lượng của nhóm để phù hợp — thì OPEC đã điều chỉnh hạ dự báo nhu cầu dầu cho nửa đầu năm nay.
Lý do cho động thái này dường như cũng cùng chung nguyên nhân với việc họ nâng dự báo nhu cầu dầu cho cả năm: các biện pháp ngăn ngừa Covid-19 tại các nước OECD ở Châu Âu, và dữ liệu nhu cầu thực tế quý 1 năm 2021 chậm chạp ở khu vực ngoài OECD.
Và OPEC đã nêu ra một cảnh báo thận trọng khác trong báo cáo của mình: "Rủi ro sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2021, tùy thuộc vào diễn biến của COVID-19 và tốc độ đạt được các mục tiêu miễn dịch cộng đồng đã được nghe thấy". OPEC cũng chỉ ra những rủi ro thêm vào bao gồm các chính sách năng lượng mới và "tính hiệu quả của các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ quy mô lớn" —tất cả những rủi ro này sẽ tác động đến nhu cầu dầu trong ngắn hạn.
Sản lượng OPEC
Trong khi dữ liệu cho nửa đầu năm 2021 cho thấy nhu cầu dầu kém hơn so với dự kiến trước đó, thì sản lượng thực tế quý 1 của OPEC đã tăng lên. Sản lượng khai thác trong quý đầu tiên năm nay của OPEC là 25,188 triệu thùng/ngày, so với mức 24,941 của quý trước đó dựa trên số liệu nguồn thứ cấp của OPEC.
Các quốc gia cho thấy sự gia tăng sản lượng hơn 100.000 thùng/ngày so với quý trước đều là những quốc gia hiện đang được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Iran, Libya và Venezuela đã sản xuất trung bình tổng cộng nhiều hơn 558.000 thùng mỗi ngày trong quý 1 năm 2021 so với quý cuối cùng của năm 2020.
UAE cũng tăng sản lượng 96.000 thùng/ngày so với quý 4. Iraq có mức tăng lớn thứ năm ở mức 64.000 thùng/ngày, trong khi nước này được cho là đang sản xuất theo hạn ngạch của mình để bù đắp cho sự vi phạm trước đó như đã nêu trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Rất may cho OPEC, Saudi Arabia đã sản xuất trung bình ít hơn 522.000 thùng mỗi ngày trong quý 1 năm 2021 so với quý 4 năm 2020.
Trong tháng 3, Iran, Angola, Iraq và Libya có sản lượng dầu thô tăng mạnh nhất, trong khi Ả Rập Xê-út lại có mức giảm lớn nhất, đưa sản lượng tháng 3 của nước này ở mức 8,090 triệu thùng/ngày. Nhìn chung, sản lượng tháng 3 của OPEC cao hơn 201.000 thùng/ngày so với tháng 2, ở mức 25,042 triệu thùng/ngày.
Con số này so với mức trung bình 25,645 triệu thùng/ngày trong cả năm 2020.
Sản lượng của OPEC dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới sau khi cuộc họp OPEC + vừa qua đã đồng ý nới lỏng hạn ngạch cắt giảm sản lượng. Trong đợt tăng đầu tiên, dự kiến sẽ có thêm 500.000 thùng/ngày - một nửa từ OPEC + và một nửa từ việc cắt giảm tự nguyện của Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, Ả Rập Xê-út đã báo hiệu với thị trường rằng tổ chức này sẽ linh hoạt với hạn ngạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu, cho dù là ở mức nào đi nữa.
Nguồn tin: xangdau.net