Hoạt động kinh tế của Trung Quốc, một phong vũ biểu quan trọng về nhu cầu dầu, đã gây áp lực giảm giá dầu vào thứ Hai sau khi dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy hoạt động sản xuất đã giảm trong tháng 1 trở tháng thứ tư liên tiếp.
Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất chính thức (PMI) của Trung Quốc tăng nhẹ trong khi vẫn đang thu hẹp, làm giảm hy vọng về sự phục hồi. PMI tháng 1 của Trung Quốc đã tăng lên 49,2, từ mức 49 hồi tháng 12, với dưới ngưỡng 50 được coi là trạng thái thu hẹp và các nhà phân tích kết luận rằng Trung Quốc vẫn đang bị thách thức bởi nhu cầu và tiêu dùng trì trẹ. Chỉ số phụ về đơn đặt hàng mới tăng 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước đó, cho thấy nhu cầu chỉ cải thiện đôi chút.
“Sự gia tăng chỉ số sản xuất chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng thành phần sản lượng. Các nhà phân tích tại Capital Economics nói với South China Morning Post hôm thứ Tư rằng thành phần đơn đặt hàng mới tổng thể và thành phần đơn đặt hàng xuất khẩu cũng tăng, nhưng ít hơn và vẫn ở mức dưới 50, phù hợp với nhu cầu yếu và xuất khẩu giảm”.
Tamas Varga của hãng môi giới dầu mỏ PVM nói với Reuters: “Dữ liệu của nhà máy xác nhận quan điểm của chúng tôi rằng Trung Quốc, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, là trở ngại cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu”.
Năm ngoái chứng kiến chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc giảm 5 tháng liên tiếp kể từ tháng 4, tạm dừng một thời gian ngắn vào tháng 9 trước khi quay trở lại sự thu hẹp vào tháng tiếp theo và duy trì cho đến năm 2024. Vào hôm thứ Tư, dữ liệu đã gây áp lực giảm tối thiểu lên giá dầu, với dầu thô Brent và West Texas Intermediate (WTI) giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch buổi sáng và những diễn biến địa chính trị đối trọng với dữ liệu của Trung Quốc. Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản, chiếm khoảng 25% GDP của Trung Quốc, đang trải qua một bước thụt lùi lớn trong năm mới, khi tòa án ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande.
Năm nay Bắc Kinh dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng mục tiêu khoảng 5%, theo South China Morning Post.
Nguồn tin: xangdau.net