Báo cáo dầu mỏ và khí đốt mới nhất của Việt Nam từ BMI dự báo rằng Việt Nam sẽ chỉ chiếm 1.51% nhu cầu dầu mỏ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho đến năm 2013,trong khi Việt Nam đang được cung cấp 4.52% nguồn cung trong khu vực.Châu Á Thái Bình Dương tiêu thụ 21.40 triệu thùng dầu một ngày trong năm 2001 và lên đến 25.68 triệu thùng một ngày trong năm 2007 và năm 2008 là 26.32 triệu thùng một ngày và sau đó tăng lên khoảng 29.65 triệu thùng một ngày cho đến năm 2003.Về khí thiên thiên,trong năm 2007 khu vực đã tiêu thụ 421tỉ cu.m với nhu cầu mục tiêu năm 2013 là 595 tỉ cu.m. Sản lượng năm 2007 là 336 tỉ cu.m sẽ đạt 483 tỉ cu.m trong năm 2013 nhưng cũng có nghĩa là nhập khẩu thuần từ 85 tỉ cu.m hàng năm trong năm 2007 sẽ tăng lên 111 tỉ cu.m trong năm 2012 bất chấp nhiều nước sản xuất khí thiên nhiên Châu Á là những nước xuất khẩu lớn. Thị phần tiêu thụ khí thiên nhiên của Việt Nam trong năm 2007 là 1.83% trong khi thị phần sản xuất của Việt Nam là 2.29%.Trước năm 2013,thị phần tiêu thụ khí thiên nhiên dự báo là 3.70% với nguồn cung trong nước chiếm 4.55%.
Trong quí 3 năm 2008,chúng tôi ước tính gói giá trung bình của OPEC là 113.60$/thùng – giảm khoảng 3.4% từ mức giá quí hai năm 2008.Giá trung bình của OPEC là 112.41$ trong tháng 8 và 97.16$/bbl trong tháng 9.Tháng 10,chúng ta giả định mức trung bình là 113.30$/thùng.Giá trung bình ước tính cho quí 3 năm 2008 bây giờ của dầu Brent là 115.67$,WTI là 117.22$ và dầu của Urals (Nga) là 113.43$/bbl (vận chuyển qua Địa Trung Hải).Các dự án năm 2008 nhìn chung không có gì thay đổi kể từ báo cáo thị trường dầu trước.Chúng tôi vẫn giả định rằng gói giá trung bình của OPEC là 110$/thùng trong năm 2008.Dựa trên những sự chênh lệch giá hiện nay,có nghĩa là dầu Brent là 113.33$,WTI trung bình là 114.58$/bbl và Urals là 110.36$/bbl. Quan điểm chính của chúng tôi là giá trung bình của OPEC sẽ giảm từ 110$/bbl trong năm 2008 còn 96$ trong năm 2009 và năm 2010 giá sẽ là 90$/bbl.
Cũng trong dự báo về các sản phẩm dầu lọc của liên hiệp BMI(Rotterdam, Singapore and New York),giá chuẩn quốc tế của xăng không chì dự đoán trung bình xấp xỉ 117.50$/bbl trong năm 2008.Dự đoán năm 2008 của chúng tôi chỉ dưới 141$/bbl,tăng từ mức 89$ trong năm 2007.Mức tăng hàng năm 60% cho thấy sự gia tăng lớn thứ hai của các sản phẩm dầu lọc chủ lực.Về xăng thì BMI giả định là tăng tương tự như trong năm 2008,trung bình là 137$/bbl.Dầu hỏa dự đoán tăng trưởng khiêm tốn hơn,tăng từ 75$ lên 106$/bbl (tăng 41%).Trong năm 2009,chúng tôi cho rằng giá cả sản phẩm sẽ đi theo xu hướng thấp dần của dầu thô nhưng chứng tỏ rằng giá cả sản phẩm có sức chịu đựng bền bỉ hơn giá nguyên liệu – hàm ý một sự hồi phục trong lợi nhuận lọc dầu biên.Xăng năm 2009 ước tính là 103$/bbl,với nhiên liệu phản lực giảm còn 127$.Dầu gasoil trung bình là 122$,dầu hỏa (naphtha) giảm còn 91$/bbl.
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam được BMI dự báo là 5.5% trong năm 2008,giảm từ mức 8.5% năm 2007.Chúng tôi giả định mức tăng trưởng năm 2009 là 7.0% và sau đó năm 2010/11 là 8.5%,năm 2012 là 8.2% và năm 2013 là 8.0%.Việc mở rộng qui mô đang gia tăng ở Việt Nam cùng với số lượng các công ty dầu mỏ quốc tế (IOCs) đối tác của PetroVietnam đang tìm kiếm và phát triển các nguồn hydrocacbon – đặc biệt là khí gas.Chúng tôi giả định sản lượng khí hóa lỏng cho đến năm 2011/12 tối đa là 390,000b/d và sản lượng khí hóa lỏng trong năm 2008 của Việt Nam được kì vọng tăng lên mức 390,000 b/d.Tiêu thụ dự báo tăng 6-10% mỗi năm cho đến năm 2013,đồng nghĩa với nhu cầu là 447,000b/d trước cuối kì dự báo.Cung cầu khí gas dự báo tăng từ số liệu năm 2007 là 7.7bcm lên 22.0bcm năm 2013.
Từ năm 2007 đến năm 2018,chúng tôi dự báo sản lượng dầu ở Việt Nam sẽ giảm 3.0% với khối lượng dầu thô là 400,000b/d trong năm 2009/10 trước khi giảm còn 330,000b/d năm 2018.Tiêu thụ dầu từ năm 2007 đến năm 2018 sẽ tăng 101% với sự tăng trưởng chậm dần giả định là 6.0% hàng năm cho đến cuối kì và cả nước sẽ sử dụng khoảng 598,000 b/d trước năm 2018.Sản lượng gas có thể sẽ tăng từ 7.7bcm trong năm 2007 lên 25.0bcm trong năm 2018.Với mức tăng trưởng nhu cầu như vậy,chúng ta thấy rõ là sẽ không có tiềm năng cho xuất nhập khẩu trong thời kì dự báo trên.
Việt Nam sẽ xếp hàng thứ hai trong trong bảng xếp loại môi trường kinh doanh dòng sản phẩm cơ bản hiện đại của BMI,cho thấy một vị trí nguồn lực hợp lý,tốt hơn mức tăng trưởng trung bình,thu hút các điều kiện cho phép và một môi trường cạnh tranh thân thiện.Việt Nam đứng trước Ấn Độ và sau Úc.Việt Nam hiện đứng thứ 10 cùng với Philippines trong bảng xếp loại môi trường kinh doanh dòng sản phẩm cơ bản hiện đại của BMI,công suất lọc dầu của Việt Nam vẫn còn ít nhưng tăng trưởng nhu cầu gas và dầu trung bình như trên cộng với sức mạnh của mức giá bán lẻ thấp nên vượt qua Malaysia,Hongkong và Đài Loan khá xa.
(theo businessmotor)