Điểm lại thị trường Q3/2018
Thị trường dầu thô thế giới tiếp tục tăng vọt bất chấp một đồng đô la Mỹ mạnh mẽ trong khi nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng lên. OPEC đã quyết định tăng sản lượng khai thác tại cuộc họp bán niên gần đây nhất hôm 22/6, nhưng mức tăng đã thấp hơn mức mà thị trường dự đoán khiến cho giá cả tăng vọt lên mức cao mới trong thị trường dầu kỳ hạn. Tại cuộc họp không chính thức gần đây nhất tại Algeria vào cuối tháng 9, nhóm này nói với các thị trường rằng khách hàng của họ sẽ hướng dẫn chính sách sản xuất của họ bất chấp áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc OPEC tăng sản lượng và kiểm soát giá cả. Sự tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Hoa Kỳ và trên thế giới đã giúp thúc đẩy giá dầu. Ngoài ra, thuế và cải cách pháp lý ở Hoa Kỳ đã tăng thu nhập của công ty, chi tiêu tùy ý cá nhân và nhu cầu năng lượng. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục mạnh mẽ ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới đã hỗ trợ thúc đẩy giá cả. Ngoài ra, cải cách thuế tại Mỹ cũng giúp làm gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp, chi tiêu cá nhân, và nhu cầu tiêu thụ cho năng lượng.
Cuộc chiến tranh ủy nhiệm đang diễn ra ở Trung Đông giữa Iran và Saudi Arabia tiếp tục hỗ trợ giá dầu thô vì một nửa trữ lượng của thế giới nằm trong khu vực này. Việc rút khỏi hiệp ước không phổ biến hạt nhân Iran của Mỹ đã bổ sung thêm một mức độ căng thẳng khác vào khu vực này. Vào tháng 11, các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran có thể làm tăng thêm sự biến động trong lĩnh vực năng lượng.
Giá dầu thô vẫn duy trì mạnh mẽ bất chấp một đồng đô la vững chắc, các vấn đề thương mại và áp lực lên giá các mặt hàng khác. Vào đầu quý 3, giá hàng hóa năng lượng này tiếp tục tăng, đạt mức cao 75,27 USD/thùng trong hợp đồng tương lai NYMEX front mont trong tuần mở đầu ngày 2/7. Trong khi đó, giá front month của Brent gần đây đạt đỉnh của 83,39 USD/thùng vào cuối quý 3 khi hợp đồng kỳ hạn tháng 11 được chuyển sang tháng 12 vào ngày cuối cùng của quý 3.
Dầu thô ngọt nhẹ NYMEX giảm 30,47% trong năm 2015 sau khi giảm 43,31% trong năm 2014. Năm 2016, giá dầu tăng 45,03% trong năm. Trong năm 2017, dầu thô NYMEX tăng 12,47%. Mức tăng 7,48% trong quý I năm 2018 đã duy trì xu hướng tăng. Trong quý II, hợp đồng dầu nhẹ kỳ hạn NYMEX tăng 14,18% và trong quý III giảm nhẹ 1,21%. Hàng hóa năng lượng này giao dịch trên sàn NYMEX tăng 21,23% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm nay. Hợp đồng kỳ hạn tháng 11 chốt ở mức 73,25 USD/thùng vào ngày 28/9 gần mức giá cao nhất trong năm.
Hợp đồng dầu thô tương lai NYMEX giao dịch với mức cao nhất gần đây tại mức 75,27 USD/thùng vào đầu tháng 7. Phạm vi trong chín tháng đầu năm 2018 là từ 58,07 cho mức thấp đến 75,27 cho mức cao.
Nguồn: CQG
Biểu đồ hàng tuần minh họa sư gia tăng của giá dầu thô NYMEX trong năm 2018. Đầu năm 2018, dầu thô đã tăng trên mức cao tháng 5/2015 tại 62,58 vốn là kháng cự kỹ thuật cho hợp đồng tương lai NYMEX. Mức đó đã trở thành hỗ trợ kỹ thuật quan trọng trong dầu thô WTI. Động lượng giá cắt lên xu hướng tăng trên đồ thị tuần trong tháng 9 và hợp đồng front month tháng 11 gần đây tăng lên mức cao mới. Dầu thô đã được giao dịch gần mức cao trong năm và mức cao nhất kể từ năm 2014 vào cuối quý III với các chỉ số kỹ thuật trên biểu đồ hàng tuần cho mức cao hơn.
Sản lượng dầu thô tại Mỹ đã tăng nhanh khi giá tăng trên mức 50 USD/thùng. Những cải tiến về công nghệ như khoan ngoang và fracking đã tạo cho nhà sản xuất khả năng bật và tắt sản xuất nhanh chóng để đáp ứng với những thay đổi về giá cả trên thị trường. EIA dự báo sản lượng của Mỹ sẽ tăng lên mức 11,4 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Số lượng giàn khoan (theo báo cáo hàng tuần của Baker Hughes) đã giảm mạnh với giá dầu thô trong giai đoạn 2015-2016, nhưng giá tăng cao đã khiến cho số lượng giàn khoan hoạt động phục hồi đáng kể. Số lượng giàn khoan ổn định trong ba tháng qua và đứng ở mức 863 tính đến ngày 28 tháng 9 năm 2018, chỉ cao hơn 5 giàn khoan so với mức cuối quý II, nhưng cao hơn 113 giàn khoan so với cùng kỳ năm ngoái.
Một trong những lý do cho sự tăng giá dầu thô trong những tháng gần đây là một sự cải thiện ổn định trong nền kinh tế toàn cầu. Một sự kết hợp của sự lạc quan và tăng trưởng kinh tế đã làm tăng nhu cầu về hàng hóa năng lượng này từ nhu cầu tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm từ dầu mỏ. Một lý do khác cho sức mạnh trong giá dầu thô là sự căng thẳng ngày càng tăng giữa Saudi Arabia và Iran. Trong khi cả hai đều là thành viên của OPEC, họ là những quốc gia đối địch trong khu vực. Trong quý II, chính quyền Trump đã từ chối tái chứng nhận thỏa thuận không phổ biến hạt nhân của Iran và áp dụng các biện pháp trừng phạt mới và chặt chẽ hơn lên chính phủ thần quyền ở Teheran đã làm tăng thêm căng thẳng ở Trung Đông. Với một nửa trữ lượng dầu của thế giới nằm trong khu vực này, động thái này có thể làm tăng phí bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa năng lượng. Vào tháng 11, những biện pháp trừng phạt đó sẽ có hiệu lực và bắt đầu làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Iran. Iran đã nói với thế giới rằng họ sẽ không ngồi yên trong khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên nền dân chủ của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này.
Eo biển Hormuz là một đường biển hẹp phân cách Vịnh Ba Tư từ Vịnh Oman. Trong khi 2,7 triệu thùng dầu xuất khẩu của Iran chảy qua eo biển mỗi ngày, tổng cộng 19 triệu thùng hướng tới các điểm tiêu thụ trên toàn cầu chảy qua đường biển này, chiếm 20% nhu cầu hàng ngày của thế giới. Tổng thống Rouhani của Iran đã nói rằng nếu biện pháp trừng phạt ngăn chặn xuất khẩu của Iran, nền dân chủ của nước này sẽ đảm bảo rằng các lô hàng từ các quốc gia sản xuất dầu khác ở Trung Đông sẽ không diễn ra suông sẻ đến các điểm đến của họ. Eo biển Hormuz có thể trở thành một trọng tâm quan ngại của quốc tế trong những tuần và những tháng tới. Bất kỳ sự gia tăng hành động thù địch nào ở Trung Đông tác động đến sản xuất, tinh chế, hoặc các tuyến đường hậu cần như eo biển Hormuz có thể gây ra các vấn đề nguồn cung trên toàn thế giới. Nếu eo biển trở thành một điểm đầu mối, chúng ta có thể thấy một sự gia tăng quân sự trong khu vực này sẽ làm gia tăng căng thẳng chính trị trong khu vực.
Trong khi đó, người Saudi đã tạm hoãn kế hoạch IPO của Aramco, công ty dầu mỏ quốc gia, trong quý III. Trong khi Hoàng tử Saudi Arabia hy vọng xác định giá trị của công ty dầu hàng đầu thế giới trong khoảng từ 1 đến 2 nghìn tỷ đô la, thì thị trường quốc tế không xem giá trị công ty này nằm gần mức phạm vi đó. Saudi quyết định rằng định giá đó là quá thấp và từ bỏ chiến lược IPO của họ cho đến khi thị trường sẵn sàng trả giá cao hơn.
Ba nhà sản xuất dầu chủ chốt trên thế giới là Saudi, Nga và Mỹ. Lợi ích tốt nhất của cả ba quốc gia này chính là giá dầu duy trì mạnh mẽ. Với giá trên 70 USD đối với dầu thô WTI và 80 USD cho Brent, Nga có được dòng tiền doanh thu ổn định, sự bùng nổ sản xuất của Mỹ, và Saudi đang in thêm tiền. Sau kết quả của cuộc họp gần đây ở Algeria, Saudi và Nga muốn tiếp tục giữ áp lực tăng giá lên hàng hóa năng lượng bất chấp mong muốn và đe doạn của Tổng thống Trump.
Trung Đông là một khu vực luôn có tiềm năng cho các vấn đề. Bất kỳ sự gia tăng căng thẳng nào ở Trung Đông cũng có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô một cách nhanh chóng. Cuộc xung đột giữa người Saudi và người Iran hiện đang ở năm mặt trận. Mặt trận chiến tranh, nếu nó nổ ra, có thể ở Yemen, Qatar, Lebanon, Iran, hoặc Saudi Arabia. Hơn nữa, Libya và Iraq cũng có thể trở thành chiến trường giữa vương quốc Saudi và nền dân chủ thần quyền nếu xung đột tiếp tục leo thang. Tiềm năng đối với các vụ thù địch ở Trung Đông đã giữ ổn định giá dầu thô trong khi có tiềm năng tăng giá đột biến nếu các tuyến sản xuất, tinh chế, hoặc hậu cần trong khu vực trở thành mục tiêu trong những tuần và tháng tới. Hai bên đều có sự ủng hộ mạnh mẽ khi Mỹ hậu thuẫn KSA và Nga đứng đằng sau Iran. QuýIV có tiềm năng trở thành một giai đoạn rất dễ biến động trong thị trường dầu thô.
Dầu thô Brent giảm 34,97% trong năm 2015, và năm 2016 tăng 49,87%. Trong năm 2017, giá dầu Brent tăng 19,69% trong năm. Trong quý I, giá dầu Brent tăng 3,69%. Trong quý II, giá đã tăng 14,26%; trong quý III trong khi WTI giảm 1,21% thỉ Brent tăng 4,35%. Tính đến hết ngày 28/09, Brent tăng 23,64% trong 9 tháng đầu năm 2018. Hợp đồng Brent tháng 12 chốt ngày 28/09 tại mức 82,68usd/thủng. Brent giao dịch trong khoảng từ 61,76 đến 83,39 trong chín tháng đầu của năm 2018 và chốt quý III tại mức cao trong năm.
Chênh lệch giá Brent/WTI tăng lên mức 9,45 USD/thùng, cho hợp đồng tháng 12, tăng 2,68 USD/thùng trong thời gian 3 tháng. Chênh lệch giá Brent/WTI đã ở mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2015 ở mức 11,55 USD/thùng vào ngày 31 tháng 5.
Đồng đô la là đồng tiền dự trữ của thế giới và là cơ chế giá chuẩn cho dầu thô. Có một mối tương quan nghịch đảo dài hạn giữa giá trị của đồng đô la Mỹ và giá cả hàng hóa, và dầu thô không là ngoại lệ. Một trong những dấu hiệu tích cực nhất cho nhu cầu hàng hóa năng lượng trong quý II và quý III là sức mạnh giá khi đối mặt với đồng đô la tăng. Chỉ số USD đã tăng 0,41% trong quý III, và tăng 3,17% trong 9 tháng đầu năm nay so với mức chốt.n Giá các mặt hàng khác trong lĩnh vực kim loại quý và cơ bản giảm trong bối cảnh đồng đô la mạnh hơn, nhưng giá dầu thô đã bỏ qua đồng USD và tiếp tục củng cố lên mức cao hơn.
Dầu thô chốt quý III năm 2018 ở mức cao nhất cho Brent và gần mức đỉnh của năm trong thị trường kỳ hạn WTI. Có rất nhiều yếu tố hỗ trợ cho hàng hóa năng lượng khi chúng ta bước vào quý cuối cùng của năm, nhưng các vấn đề thương mại và viễn cảnh của áp lực suy thoái là một lý do để thận trọng về triển vọng giá dầu hiện tại. Bất kỳ khoảng thời gian rủi ro nào trên thị trường được kích hoạt bởi mối đe dọa gia tăng của một cuộc chiến thương mại có thể gây ra bán tháo trên thị trường dầu thô.
Ngoài ra, các yêu cầu tăng sản lượng liên tiếp của Tổng thống Trump đến người Saudi và các đồng minh khác của Mỹ ở Trung Đông có khả năng tác động đến giá cả trong những tuần sắp tới. Trong khi đó, một giải pháp cho câu chuyện thương mại quốc tế dẫn đến các thỏa thuận mới giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây ra một giai đoạn gia tăng lạc quan và tăng trưởng kinh tế có thể nâng giá của tất cả các mặt hàng kể cả dầu thô.
Đồng thời, bất kỳ vấn đề nào làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông có thể thiết lập giai đoạn giá tăng vọt lên. Sự thù địch trong khu vực có thể đẩy giá lên mức cao hơn nhiều. Lần gần nhất àm thị trường đã chứng kiến một bất ngờ từ Trung Đông là vào năm 1990 khi Saddam Hussein tiến quân vào Kuwait. Giá dầu thô kỳ hạn đã tăng vọt mạnh mẽ do viễn cảnh gián đoạn nguồn cung. Eo biển Hormuz có thể là một điểm bùng phát và là trọng tậm của mối quan ngại của thị trường trong quý IV.
Hành động giá trong thị trường dầu thô là tăng khi thị trường đi vào quý cuối cùng của năm 2018, nhưng vẫn còn đó là những yếu tố tăng giá và giảm giá có thể khiến các tuần và các tháng tới biến động mạnh trong hàng hóa năng lượng này. Mọi sự tâp trung sẽ dồn vào Iran và Trung Đông trong những tuần tới.
Dự báo thị trường Q4/2018
Các nguyên nhân cơ bản cung cầu thúc đẩy giá cả thị trường dầu khí, nhưng chúng cũng là một ván cờ địa chính trị có nguy cơ rất cao. Khi nói đến dầu mỏ, thị trường đang bước vào quý cuối cùng của năm 2018 ở mức giá cao nhất kể từ năm 2014 và mức kháng cự kỹ thuật tiếp theo ở mức tăng hơn 100 USD/thùng. Tăng trưởng kinh tế đang hỗ trợ cho giá dầu, và thị trường đang thắt chặt dựa trên các đường cong tương lai trong cả hai thị trường kỳ hạn Brent và WTI. Trung Đông vẫn là một khu vực hỗn loạn và có khả năng bùng nổ của thế giới. Tuy nhiên, các vấn đề thương mại và viễn cảnh của một cuộc chiến thương mại tạo ra nguy cơ cho một giai đoạn rủi ro khi giá của tất cả các tài sản có thể giảm đáng kể trong những tuần và những tháng tới.
Ngành năng lượng luôn cung cấp một số cơ hội thú vị và sinh lợi nhất. Có thể chính trị chứ không phải là kinh tế sẽ xác định phương hướng giá dầu trong những tháng cuối cùng của năm 2018 khi tình hình ở Trung Đông tiếp tục đe dọa sự ổn định trong khu vực. Thương mại quốc tế có khả năng tiếp tục thống trị các chu kỳ tin tức trong những tuần và những tháng tới. Chúng tôi dự đoán rằng thị trường sẽ hứng chịu nhiều đợt biến động trong những tuần và những tháng tới, và nhiều khả năng chu kỳ tin tức sẽ là một yếu tố quan trọng khi nói đến con đường kháng cự ít nhất đối với giá. Nguy cơ giá tăng vọt đã tăng lên với viễn cảnh của các lệnh trừng phạt Iran sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 11. Có nhiều khả năng để giá dầu tiếp tục tăng hơn nữa trong khi ngưỡng kháng cự kỹ thuật tiếp theo đứng ở mức đỉnh tháng 6/2014 ở mức 107,73 USD/thùng một khoảng cách giá 30 USD so với mức chốt ngày 28/9 của hợp đồng dầu tương lai NYMEX. Tuy nhiên giá trung bình của WTI cho Q4/2018 sẽ ở mức 73 USD/thùng và Brent sẽ có chênh lệch tăng bình quân so với WTI là 8-9 USD/thùng.
Nguồn: xangdau.net