Nhu cầu dầu mỏ trên thế giới tiếp tục giảm mạnh từ đợt năm ngoái và người ta cho rằng tình hình xấu này sẽ còn diễn biến ít nhất là trong 3 quý đầu của năm nay nữa. Nhu cầu dầu tại các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng đang giảm mạnh do hậu quả từ suy thoái kinh tế trong khu vực. Nhu cầu ở các nước thuộc tổ chức này tại Bắc Mỹ, châu Âu và Thái Bình Dương trong tháng 1 đã giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tích cực của nhu cầu ở các nước không thuộc tổ chức đã bù đắp phần nào mức giảm trên toàn thế giới, và mức giảm toàn cầu chỉ là 0,7 triệu thùng/ngày. Mặc dù nhiệt độ ở khu vực hợp tác và phát triển kinh tế OECD nói chung lạnh hơn trung bình 10% khiến nhu cầu về dầu đốt và dầu lửa nhiều hơn, nhưng sản xuất trì trệ đã hạn chế tiêu dùng nhiên liệu công nghiệp.
Do hậu quả của tình hình kinh tế toàn cầu đang ngày một suy giảm, nhu cầu dầu mỏ trên thế giới đã giảm thêm 0,4 triệu thùng/ngày, và tổng lượng giảm là 0,6 triệu thùng, mức nhu cầu trung bình năm 2009 còn 85,1 triệu thùng/ngày. Nhu cầu giảm ở các nước OECD trong nửa sau của năm được cho là đã bớt đi 500 000 thùng/ngày do tình hình sẽ có cải thiện. Hơn nữa nhu cầu tại các nước không thuộc OECD trong nửa sau của năm sẽ có thêm 0,6 triệu thùng/ngày vào mức tăng trưởng hàng năm.
OECD – Bắc Mỹ
Các hoạt động kinh tế trì trệ tại Mỹ đã đẩy nhu cầu dầu mỏ xuống nhanh hơn sự tăng thêm nhu cầu vào mùa đông do thời tiết lạnh hơn. Mặc dù sự suy giảm của nhu cầu đã có dịu bớt so với quý trước, tiêu dùng tại Mỹ vẫn tiếp tục giảm khá mạnh, đợt giảm bắt đầu từ đầu năm ngoái. Xăng là một sản phẩm quan trọng trong toàn bộ nhu cầu về dầu mỏ tại Mỹ. Do giá dầu thấp, giá xăng bán lẻ cũng đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2004 và việc nhu cầu giảm đã ngừng lại. Nhu cầu xăng trong tháng 1 ước tính giảm 1,5% so với 2,4% hồi cuối tháng 12. Lần tăng mới đây của giá nhiên liệu vận tải đã không được cho là sẽ vượt qua được sự giảm mạnh của nhiên liệu công nghiệp. Do viễn cảnh kinh tế Mỹ đã và đang xấu đi, người ta đã hạ mức dự đoán về nhu cầu tại Bắc Mỹ.
Thời tiết tại Bắc Mỹ trong tháng 1 lạnh hơn bình thường khoảng 10% dẫn đến tiêu dùng các sản phẩm mùa đông tăng lên, phần nào làm giảm mức giảm của nhu cầu. Mặc dù nhu cầu dầu mỏ tại Mỹ theo dự báo là sẽ giảm trong năm nay, lượng giảm sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và phản ứng đối với những nỗ lực khuyến khích kích thích của chính phủ. Ngành công nghiệp hóa dầu đang giảm mức độ hoạt động do sản xuất công nghiệp trì trệ. Nhu cầu dầu chưng cất trong tháng 1 giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái dẫn đến tổng lượng giảm 0,86 triệu thùng/ngày. Mặc dù sự sụt giảm nhu cầu là lớn, nhưng từ tháng 12 thì cũng đã tăng trở lại thêm 0,23 triệu thùng/ngày. Do nhu cầu giảm tới 1,2 triệu thùng/ngày trong năm ngoái và nền kinh tế theo dự đoán sẽ có cải thiện trong nửa sau của năm, mức giảm của nhu cầu năm nay sẽ phẩn nào ít hơn năm trước.
Hơn nữa chính quyền mới của Mỹ đang thực hiện tăng chỉ số tiêu thụ nhiên liệu từ 25 mpg lên 35 mpg (mpg: miles per gallon; 1mpg =0.425143707 km/lit . Việc này lẽ dĩ nhiên sẽ có ảnh hưởng tới nhu cầu xăng trong trung hạn, đặt ra một câu hỏi lớn là liệu nó có dẫn đến nhu cầu xăng ở Bắc Mỹ sẽ lên đến đỉnh điểm hay không.
Sản lượng etanol tại mỹ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cả sự rối loạn kinh tế và giá dầu mỏ thấp. Công suất sản xuất giảm ước tính là 20%. Tương lai ngành này sẽ tùy thuộc vào việc chính phủ sẽ sẵn sàng trợ cấp đến mức độ nào, và với tình hình kinh tế xấu thế này, chính phủ có khả năng tiếp tục hỗ trợ tài chính trong bao lâu.
Trái ngược lại với diễn biến của nhu cầu tại Mỹ, nhu cầu dầu mỏ tại Mexico lại tăng thêm trong năm ngoái, về nhiên liệu động cơ, chủ yếu là xăng. Năm ngoái nhu cầu xăng và diesel tăng mạnh, khoảng 4,2% và 6,8% so với năm ngoái, mặc dù giá dầu cao hồi đầu năm 2008. Nhiên liệu công nghiệp lại giảm mạnh do xuất khẩu thấp, tuy nhiên sự tăng trưởng trong nhiên liệu vận tải trên mức đủ để bù đắp lại và tổng tăng trưởng năm 2008 là 0,7%.
Nhu cầu giảm ở Bắc Mỹ được cho là sẽ xuống đến mức thấp nhất khoảng 0,7 triệu thùng/ngày vào nửa sau năm 2009 và sau đó tăng lên – mức giảm sẽ là 0,4 triệu thùng/ngày trong quý cuối cùng. Nhu cầu dầu mỏ Bắc Mỹ trong năm 2009 theo dự báo sẽ giảm 0,6 triệu thùng/ngày xuống còn trung bình 23,8 triệu thùng/ngày.
Các nước OECD tại châu Âu
Năm 2008 tại châu Âu mở đầu với thời tiết lạnh hơn bình thường và kinh tế tăng trưởng chậm đi. Việc ngừng cung gas tạm thời của Nga cùng với việc nhiệt độ lạnh hơn bình thường 15% dẫn đến tiêu dùng các sản phẩm mùa đông tại Châu Âu tăng lên. GDP tại các nước khu vực đồng Euro giảm xuống dẫn đến tình hình nhu cầu dầu mỏ trở nên ảm đạm. Các hoạt động kinh tế trì trệ, xuất khẩu giảm sút dẫn tới sản xuất công nghiệp sa sút từ đó nhu cầu dầu chưng cất và xăng nhiên liệu cũng giảm theo. Do viễn cảnh kinh tế u ám, nhu cầu dầu mỏ tại các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD tại châu Âu theo dự báo sẽ giảm 0,3 triệu thùng/ngày trong năm 2009.
OECD Thái Bình Dương
Nhu cầu dầu mỏ tại các nước Thái Bình Dương cũng chẳng khá hơn các nước còn lại của OECD. Nhu cầu tại Nhật giảm khoảng 4,5% trong năm ngoái, và người ta cho rằng tình hình sẽ giống như năm ngoái. Nền kinh tế Nhật theo dự báo giảm 2,7% trong năm 2009, dẫn tới tổng nhu cầu dầu mỏ giảm 0,2 triệu thùng/ngày. Nhu cầu đối với tất cả các sản phẩm quan trọng cũng được cho là sẽ giảm mạnh đối với nhiên liệu công nghiệp và nhiên liệu vận tải. Mặc dù dự báo nhiệt độ ở Nhật Bản trong mùa đông này thấp hơn bình thường, nhưng điều này được cho là không có sức ép gì đối với nhu cầu năng lượng hay dầu lửa trong quý này. Do hậu quả từ việc giảm kéo dài trong nhu cầu dầu ở Nhật Bản, công suất sản xuất của các nhà máy lọc dầu cũng giảm theo và trở thành vấn đề cần quan tâm. Nippon đang có kế hoạch giảm công suất 0,4 triệu thùng/ngày. Bị thúc đẩy bởi giá dầu giảm, Nhật đang hạ mức sản lượng nhiên liệu sinh học mục tiêu xuống.
| Tháng 1-12/2008 | Từ tháng 1-12/2007 | +/- (tb/d) | +/-( %) |
Xăng động cơ | 720 | 730 | -10 | -1.4 |
N/liệu máy bay | 120 | 118 | 3 | 2.5 |
Diesel | 471 | 477 | -6 | -1.2 |
Dầu mazut cặn | 188 | 181 | 8 | 4.3 |
Các loại khác | 261 | 277 | -16 | -5.7 |
Tổng cộng | 261 | 277 | -16 | -5.7 |
Nhu cầu dầu tại Hàn Quốc có xu hướng tương tự như Nhật Bản. Ngay cả khi GDP của đất nước này không được cho là đang ở trong tình trạng đáng báo động, nhu cầu dầu mỏ vẫn ở trong xu thế giảm, ít nhất là hết nửa đầu năm nay. Vì sản xuất công nghiệp trì trệ, nhu cầu nhiên liệu công nghiệp cũng giảm tới 0,1 triệu thùng/ngày trong quý 1, dẫn tới lượng giảm 0,07 triệu thùng/ngày trong cả năm 2009.
Các nước OECD Thái Bình Dương còn lại cũng không khá hơn Nhật và Hàn Quốc, tuy nhiên, hầu hết lượng giảm trong tiêu dùng dầu mỏ tại OECD Thái Bình Dương sẽ liên quan đến cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
Do tình hình kinh tế xấu hơn dự đoán, dự báo về nhu cầu dầu mỏ tại OECD Thái Bình Dương năm 2009 đã bị sửa lại giảm 0,1 triệu thùng/ngày, và tổng lượng giảm là 0,3 triệu thùng/ngày xuống còn trung bình 7,8 triệu thùng/ngày.
Các nước đang phát triển
Mặc dù năm ngoái các nước đang phát triển không bị ảnh hưởng mạnh bởi suy thoái của các nền kinh tế OECD, thì năm nay tác động tiêu cực đã đang bắt đầu xuất hiện. Sản xuất công nghiệp chậm lại, đặc biệt là trong nửa đầu năm. Điều này sẽ tác động đến nhu cầu dầu mỏ trong cả năm nay. Các nước đang phát triển được dự đoán là sẽ giảm hơn nửa tốc độ tăng trưởng của năm ngoái. Châu Á và các nước Mỹ latinh sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất và rất có khả năng nhu cầu dầu mỏ sẽ chuyển từ tình trạng tích cực sang tiêu cực. Theo dự đoán về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ tại Ấn Độ, nhu cầu tại các nước châu Á khác sẽ không đến nỗi quá tồi tệ nhưng sẽ giảm 65% tốc độ so với năm ngoái. Các nước châu Á khác theo dự báo sẽ chỉ tăng thêm 60 triệu thùng/năm, tức 0,6%, trong năm 2009. Hầu hết là giảm trong sản phẩm công nghiệp như dầu hỏa (naphtha) và dầu nhiên liệu.
Cơ cấu nhu cầu các sản phẩm xăng dầu tại châu Á đang biến đổi dựa trên chính sách của chính phủ. Indonesia đang có kế hoạch thay thế dầu lửa (chủ yếu dùng cho đun nấu) bằng LPG. Việc thay thế này lẽ dĩ nhiên sẽ làm giảm nhu cầu dầu. Mức giảm dầu lửa theo dự đoán sẽ lên tới 65% trong năm tới.
Gánh nặng trợ cấp nhiên liệu ở các nước châu Á đang dịu bớt đi nhờ giá thấp; tuy nhiên, tình hình kinh tế rối loạn hiện tại khiến việc duy trì trở nên khó khăn hơn. Các chính phủ vẫn đang dùng biện pháp trợ giá như một công cụ để làm giảm nhẹ gánh nặng kinh tế đối với nhân dân của họ. Bất chấp việc chính phủ Indonesia trợ giá nhiện liệu – mà đã vượt quá mục tiêu 6% trong năm ngoái – tiêu dùng xăng và dầu diesel được cho là sẽ tăng trưởng 6-12% trong năm 2009.
GPD của các nước Trung Đông theo dự đoán sẽ thấp hơn 3% so với năm ngoái, do hậu quả của các vấn đề kinh tế. Ngay cả khi hầu hết các dự án mới trong khu vực đều cần nhiều năng lượng, nhu cầu dầu tăng trưởng vẫn giảm khoảng 1/3 so với mức tăng trưởng năm ngoái và còn 0,24 triệu thùng/ngày. Điều này chắc chắn là một nguy cơ đối với nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng lên mức tăng trưởng lớn hơn, khoảng 0,05 triệu thùng/ngày.
Do tình hình ảm đạm về kinh tế toàn cầu hiện tại, tăng trưởng nhu cầu tại các nước đang phát triển năm 2009 đã bị sửa lại giảm 0,1 triệu thùng/ngày, còn 0,35 triệu thùng/ngày.
Tại các khu vực khác.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục trì trệ đã tác động mạnh đến nhu cầu dầu diesel ở Trung Quốc cho đến năm nay. Nhập khẩu dầu không chỉ bị ảnh hưởng bởi thuế tiêu thụ cao và nhập khẩu tăng trong những tháng trước đó, mà còn bị tác động bởi nhu cầu đình trệ. Điều này khiến nhập khẩu dầu nhiên liệu vào Trung Quốc trong tháng 1 giảm mạnh so với năm ngoái. Tại một số khu vực trong nước này, nhập khẩu thậm chí đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm. Không chỉ dầu nhiên liệu gặp phải nhập khẩu thấp, dầu thô cũng bị tác động tiêu cực. Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu và suy thoái kinh tế thế giới đang đặt lên ngành công nghiệp sản xuất Trung Quốc một gánh nặng lớn, dẫn tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm dầu mỏ ít đi, đặc biệt là diesel. Do đó, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc được dự đoán sẽ chỉ tăng trưởng 2,3% trong năm nay, giảm so với mức 4,9% của năm ngoái, tương đương với 210 000 thùng/ngày.
Do tình hình kinh tế xấu đi, nhu cầu dầu tại Trung Quốc hiện theo dự tính chỉ tăng 0,2 triệu thùng/ngày. Mức tăng trưởng chậm chạp này bất chấp việc giá bán lẻ xăng dầu giảm mới đây – 13% đối với xăng, 17% đối với diesel, và 32% đối với dầu lửa. Các ngành kinh tế ở các nước không thuộc OECD như công nghiệp, vận tải và nông nghiệp được cho là vẫn giữ được mức tăng trưởng nhu cầu dầu diesel như năm ngoái. Dự báo nhu cầu dầu tại các nước không thuộc OECD được điều chỉnh giảm 0,25 triệu thùng/ngày xuống mức tăng trưởng 0,6 triệu thùng/ngày năm 2009.