Chúng ta đã ở đây trước đó và vì thị trường dầu toàn cầu thực sự là có chu kỳ, dự báo giá dầu mới của Citi cho năm 2019 sẽ không gây nhiều bất ngờ. Ngân hàng này dự báo giá dầu toàn cầu sẽ ở mức trung bình 60 đô la/thùng vào năm 2019, vẫn ở gần mức hiện tại do cắt giảm sản lượng của OPEC + khuyến khích các công ty khoan dầu của Mỹ bơm dầu nhiều hơn. Trong dự báo chính của mình, Citi cho biết họ dự báo giá dầu thô Brent ở mức 55 đến 65 đô la/thùng vào năm 2019, khi các kho dự trữ dầu toàn cầu tiếp tục tăng cho đến giữa năm sau.
Dự báo của Citi được đưa ra sau khi nhóm các nhà sản xuất dầu còn được gọi là OPEC +, bao gồm Saudi và Nga, đã đồng ý vào thứ Sáu tuần trước để cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày bắt đầu vào tháng 1 và kéo dài trong sáu tháng, và dự kiến sẽ xem xét lại vào tháng tư năm sau.
Việc cắt giảm sản lượng ngay lập tức đặt một mức sàn cho giá sau khi giảm khoảng 30% so với mức cao nhiều năm hồi tháng 10 cho cả hai chuẩn dầu toàn cầu, dầu thô Brent giao dịch trên sàn Luân Đôn và dầu West Texas Middle (WTI) trên sàn NYMEX. Tuy nhiên, vào ngày thứ Hai giá lại giảm, nhiều nhất trong hai tuần, khi các nhà giao dịch gia tăng sự hoài nghi về việc liệu nhóm OPEC + có thể cắt giảm đủ để làm giảm mức cung dầu toàn cầu hay không.
Theo điều khoản của thỏa thuận, các thành viên OPEC sẽ gánh phần lớn mức cắt giảm sản lượng, 800.000 thùng/ngày, trong khi các nước ngoài OPEC bao gồm cả Nga sẽ đảm nhận 400.000 thùng/ngày. Venezuela, Iran và Libya đã được miễn trừ khỏi những cắt giảm do áp lực địa chính trị và kinh tế đã làm hạn chế khả năng sản xuất của những nước này.
Mặc dù có thể đưa ra một lập luận để chống lại khẳng định của Citi về việc đợt cắt giảm Citi cho biết, một đợt cắt giảm sản xuất trước đó từ liên minh OPEC + chỉ làm trì hoãn điều không thể tránh khỏi trên thị trường dầu mỏ. Thay vì đưa dầu vào một quỹ đạo tăng đều đặn, đợt cắt giảm nguồn cung mới “gần như chắc chắn” tạo ra một đợt bán tháo khác, ngân hàng tuyên bố. “OPEC + đã thực hiện công việc rút tồn kho ra mà nếu không sẽ phải thực hiện trong một giai đoạn khó khăn đối với các nhà sản xuất đá phiến”, Citi nói. Ngân hàng thêm vào một lưu ý rằng, “OPEC + càng cố gắng để hỗ trợ giá bằng cách hạn chế dầu ra thị trường, thì họ càng tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ tăng trưởng nguồn cung”.
sản lượng đầu tiên của OPEC + đã tạo ra một đợt bán tháo nữa, ngân hàng này hoàn toàn chính xác khi đề cập đến tác động của việc cắt giảm đối với sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ kiên cường
Các nhà sản xuất Mỹ đã và đang toát mồ hôi trong những tháng gần đây khi giá dầu giảm do lo ngại về nguồn cung, mối quan tâm địa chính trị và câu hỏi liệu tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu có thực sự dốc xuống. Với giá tuần trước đe dọa sẽ chốt trong phạm vi 40 mấy USD mỗi thùng cho WTI, nhiều nhà sản xuất đá phiến đã chọc thủng hoặc ít nhất là gần điểm hòa vốn sản xuất dầu quan trọng. Citi cho biết giá dầu sẽ cần chốt ở mức 45 USD/thùng để giữ cho sản lượng của Mỹ ổn định.
Vì hiện nay giá có được sự hỗ trợ trong bối cảnh cắt giảm sản lượng của Saudi-Nga, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đang thở phào nhẹ nhõm. Tua lại vài năm đến cuối năm 2014 lúc thị trường dầu toàn cầu ngập trong dầu khi Ả Rập Xê Út đã từ bỏ sự sáng suốt thông thường mà nước này đã tuân thủ trong nhiều thập kỷ khi thị trường dầu toàn cầu làm dao động nhà sản xuất này, và thay vì cắt giảm sản lượng, Ả Rập Xê Út lại quyết định mở cửa xả lũ sản xuất dầu để không chỉ bảo vệ thị phần mà còn đẩy giá xuống mức mà các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ không thể trụ nổi.
Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út đã tính toán sai và gần như tự đẩy mình đến điểm sụp đổ về kinh tế và tài chính trong bối cảnh giá dầu ở mức thấp nhiều năm. Hơn nữa, trong khi một số nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ ngừng hoạt động thì rất nhiều nhà sản xuất khác chỉ cần thắt lưng buộc bụng, bảo đảm đủ tiền mặt để làm cho triệt để, tăng hiệu quả khoan và giảm điểm hòa vốn sản xuất dầu của họ. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của thỏa thuận sản xuất OPEC + đầu tiên vào tháng 1 năm 2017, rốt cuộc cũng đã hoạt động đủ hiệu quả để đưa mức tồn kho dầu OECD về mức trung bình 5 năm, trong khi khôi phục trạng thái cân bằng thị trường dầu mỏ, và đẩy giá lên tới mức nhiều năm gần đây.
Những mức giá này đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, giờ đây với công nghệ khoan được cải tiến và chi phí sản xuất thấp hơn, nhảy vào sản xuất dầu và mở mở van xả một lần nữa, một phần lớn là nhờ người Saudis và người Nga.
Kịch bản tương tự này có thể diễn ra theo cách tương tự vào năm 2019 nếu thỏa thuận của OPEC + làm cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày ra khỏi các thị trường có hiệu lực với giá dầu cao hơn tương ứng. Tuy nhiên, tình thế khó xử là ở chỗ đó cho tất cả những bên có liên quan, cả Saudi, Nga và các chuyên gia thị trường dầu mỏ, bao gồm các nhà dự báo có uy tín như Citi.
Các ẩn số
Rốt cuộc thì, không ai có thể trả lời rõ ràng các biến số chưa rõ mà sẽ xác định nơi giá và thậm chí nhu cầu đang hướng tới, bao gồm sự thành công hay viễn cảnh ảm đạm về việc không đạt được thỏa thuận thương mại mới giữa Washington với Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 3. Việc không đạt được thỏa thuận thương mại sẽ kìm hãm nhu cầu và giá dầu toàn cầu, trong khi những diễn biến địa chính trị không lường trước được, bao gồm khả năng bất ổn liên tục xuất hiện nhiều hơn từ Trung Đông khi Saudi và Iran tiếp tục chạy đua giành quyền bá chủ về địa chính trị trong khu vực ở Syria, Yemen và các khu vực khác, sẽ làm thị trường lo lắng và khiến giá tăng.
Cuối cùng, một yếu tố trong phương trình mà khó để dự đoán đó là sản xuất của Mỹ. Ngay cả khi giá tăng, và vẫn ở mức giá thấp 51-52 USD, sản lượng đá phiến của Mỹ sẽ tiếp tục không giảm sút. Tuy nhiên, nếu giá tăng thì nhiều giàn khoan dầu ngưng hoạt động, đặc biệt là ở Lưu vực Permian dồi dào dầu mỏ, sẽ được khởi động lại, đẩy sản lượng Mỹ vượt qua cả con số dự báo 12,1 triệu thùng/ngày của Cơ quan Thông tin Năng lượng.
Nguồn tin: xangdau.net