Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đợt phục hồi giá dầu kỷ lục lần này đã đi quá xa?

 

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá thị trường năng lượng và làm suy giảm nhu cầu. Trong số ba loại nhiên liệu hóa thạch, là than đá, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, nhu cầu đối với dầu bị ảnh hưởng nhiều nhất do tầm quan trọng của nó đối với ngành giao thông vận tải. Với việc máy bay ‘đắp chiếu’, vận chuyển giảm và ô tô nằm im trên toàn thế giới, tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ đã giảm đáng kể vào năm 2020. Khi nhu cầu phục hồi và giá dầu tăng vào đầu năm nay, các thị trường ngày càng lo ngại rằng thỏa thuận OPEC + vốn đã mang lại sự ổn định vừa phải, có thể sắp sụp đổ.

Năm ngoái, hai trong số ba nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, là Saudi Arabia và Nga, đã đồng ý về việc cắt giảm sản lượng để ổn định thị trường và nâng giá. Điều này dẫn đến một lượng dầu kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày được đưa ra khỏi thị trường. Mặc dù đó là một con số khổng lồ trong trường hợp bình thường, nhưng việc cắt giảm hầu như không đủ để ổn định giá cả.

Trong kỳ họp OPEC + vừa qua, các cuộc đàm phán đặc biệt khó khăn do quan điểm khác nhau của Nga và Ả Rập Xê Út. Đối với Riyadh, sự tham gia liên tục của Moscow là rất quan trọng. Bất chấp nhiều thách thức, các bên liên quan đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng. Các nhà sản xuất của Nga được phép tăng sản lượng trong tháng 2 và tháng 3 thêm 65.000 thùng/ngày, trong khi Ả Rập Xê Út tự nguyện giảm sản lượng một triệu thùng/ngày.

Các bên dự kiến ​​nhóm họp lại vào ngày 4 tháng 3 để thảo luận về mức sản xuất cho tháng Tư. Đợt tăng giá chưa từng có của thị trường dầu chắc chắn sẽ tạo ra căng thẳng giữa các nhà đàm phán. Theo Eugene Lindell từ JBC Energy có trụ sở tại Vienna, “Tôi nghĩ rằng cuộc họp này sẽ khó khăn hơn đối với Riyadh để biện luận cho sự hạn chế sản xuất, mặc dù từ góc độ cân bằng mà OPEC + nên kiềm chế. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, nhu cầu đã không quay trở lại. Giá đang cao một cách giả tạo. Nó đã đi trước chính nó. Nó đang định giá dựa vào kỳ vọng tương lai nhiều hơn là dựa trên các nguyên tắc cơ bản hiện tại".

Các quan điểm khác nhau của Moscow và Riyadh chủ yếu là do sự khác biệt về sản xuất và giá hòa vốn của hai nước. Cả hai đều được hưởng chi phí sản xuất thấp. Saudi Aramco sản xuất dầu giá rẻ do đặc điểm địa chất và quy mô trữ lượng của nước này. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Nga có chi phí vận hành thấp và phải đối mặt với thuế lũy tiến. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái thả nổi của Nga cũng ảnh hưởng xấu đến các giao dịch hàng hóa dựa trên đồng đô la.

Tình hình thay đổi khi tính đến tầm quan trọng của nguồn thu từ dầu mỏ đối với ngân sách quốc gia. Giá hòa vốn tài chính dự kiến ​​của Riyadh là khoảng 66 đô la. Điều này có nghĩa là Ả Rập Xê Út đã sử dụng tiền từ quỹ đầu tư quốc gia của họ hầu hết trong năm ngoái để duy trì hoạt động của đất nước. Trong khi đó, Nga có giá hòa vốn tài chính là 30- 40 USD, thấp hơn đáng kể.

Theo Ronald Smith, một nhà phân tích tại BCS GM có trụ sở tại Moscow, “miễn là giá dầu ở mức 45 USD trở xuống, thì khá dễ dàng để mọi người trong OPEC + cùng đồng lòng và cắt giảm sản lượng. Và khi giá ở mức 65- 70 USD, tất cả mọi người đều đồng ý rằng đã đến lúc đưa dầu trở lại thị trường. Nhưng từ 50 - 60 USD thì lại có sự khác nhau về lợi ích”.

Giá hiện đang dao động quanh mức 60 USD. Tình trạng khó khăn của Saudi Arabia càng trở nên tồi tệ hơn khi Tổng thống Biden được cho là có ý định can dự với Iran về chương trình hạt nhân của nước này. Điều này có nghĩa là vào năm 2021, dầu của Iran có thể quay trở lại thị trường. Ngoài ra, Venezuela có thể chứng kiến ​​sự phục hồi trong sản xuất. Càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Rystad Energy ước tính rằng nếu WTI duy trì trong khoảng 50- 55 USD, các công ty Mỹ có thể tăng thêm 300.000 thùng/ngày vào năm 2021.

Rồi thì, có một số 'nghi phạm thông thường' trong OPEC được biết đến với việc không tuân thủ hạn ngạch sản xuất như Iraq và Nigeria. Hai quốc gia này có thể sẽ ủng hộ việc tăng sản lượng trong tháng Ba. Tuy nhiên, như đã nói trước đây, đợt tăng giá bất thường dường như dựa trên nhu cầu trong tương lai vì phần lớn máy bay trên toàn cầu vẫn nằm ‘đắp chiếu’ và nhiều quốc gia phải đối mặt với các hạn chế đi lại. Do đó, thị trường sẽ nhận ra rằng đà tăng giá dầu không bền vững trong ngắn hạn chỉ là vấn đề thời gian.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM