Hầu hết các doanh nghiệp dầu khí đã có lãi trong quý III, thậm chí nhiều “ông lớn” còn có kết quả tăng trưởng vượt bậc.
Hiện nay, kết quả kinh doanh quý III/2017 của các doanh nghiệp dầu khí gần như đã được công bố. Có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp đã có kết quả tích cực hơn so với cùng kỳ cũng như triển vọng khả quan trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp bất ngờ có lãi
Không còn điệp khúc thua lỗ, nhiều doanh nghiệp dầu khí trong quý III/2017 đã bất ngờ ghi nhận lợi nhuận đáng chú ý như PVD, PVC, PVB,…
Nổi bật là Tổng CTCP Khoan & DV Khoan Dầu khí (HoSE: PVD, PVDrilling) khi bất ngờ báo lãi ròng trong quý III/2017 hơn 25 tỷ gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.
Doanh thu thuần quý III của PVD cũng tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.265 tỷ đồng. Hoạt động tài chính mang về doanh thu gần 51 tỷ đồng, tăng 36%.
Tuy nhiên, cần phải nhắc đến giá vốn hàng bán đã tăng 21%, khiến lãi gộp giảm 57%, chi phí tài chính cũng tăng 27%; khiến PVD lỗ thuần gần 70 tỷ đồng.
Hoạt động khác trở thành “cứu cánh” cho PVD khi mang về tới hơn 144 tỷ đồng, giúp PVD lãi trước thuế hơn 74,7 tỷ đồng. Lãi ròng của Công ty mẹ đạt hơn 25,2 tỷ đồng.
PVD cho biết lợi nhuận trong kỳ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là nhờ số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động tăng, đồng thời Công ty cũng tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp cắt giảm chi phí và kiểm soát tốt ngân sách. Điểm đáng chú ý là Tổng Công ty đã thực hiện hoàn nhập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ năm 2012 chưa sử dụng hết theo quy định.
TCT Dung dịch Khoan & Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (HNX: PVC) cũng có kết quả quý III khởi sắc khi doanh thu tăng trưởng 19% đạt 1.073 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 3 tỷ, cải thiện mạnh so với mức lỗ hơn 24 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, PVC ghi nhận doanh thu thuần 2.717 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 12,7 tỷ đồng, bỏ xa mức lỗ 30,4 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù vậy, PVD lại ghi nhận doanh thu thuần 9 tháng chỉ 2.714 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn vượt 18% kế hoạch năm. Trừ các chi phí, PVD lỗ ròng 227,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ 2016 (có lãi hơn 85,8 tỷ đồng) và còn cách rất xa mục tiêu đặt ra là không lỗ.Hiện nay, kết quả kinh doanh quý III/2017 của các doanh nghiệp dầu khí gần như đã được công bố. Có thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp đã có kết quả tích cực hơn so với cùng kỳ cũng như triển vọng khả quan trong thời gian tới.
Nhiều doanh nghiệp bất ngờ có lãi
Không còn điệp khúc thua lỗ, nhiều doanh nghiệp dầu khí trong quý III/2017 đã bất ngờ ghi nhận lợi nhuận đáng chú ý như PVD, PVC, PVB,…
Nổi bật là Tổng CTCP Khoan & DV Khoan Dầu khí (HoSE: PVD, PVDrilling) khi bất ngờ báo lãi ròng trong quý III/2017 hơn 25 tỷ gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.
Doanh thu thuần quý III của PVD cũng tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.265 tỷ đồng. Hoạt động tài chính mang về doanh thu gần 51 tỷ đồng, tăng 36%.
Tuy nhiên, cần phải nhắc đến giá vốn hàng bán đã tăng 21%, khiến lãi gộp giảm 57%, chi phí tài chính cũng tăng 27%; khiến PVD lỗ thuần gần 70 tỷ đồng.
Hoạt động khác trở thành “cứu cánh” cho PVD khi mang về tới hơn 144 tỷ đồng, giúp PVD lãi trước thuế hơn 74,7 tỷ đồng. Lãi ròng của Công ty mẹ đạt hơn 25,2 tỷ đồng.
PVD cho biết lợi nhuận trong kỳ tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là nhờ số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động tăng, đồng thời Công ty cũng tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp cắt giảm chi phí và kiểm soát tốt ngân sách. Điểm đáng chú ý là Tổng Công ty đã thực hiện hoàn nhập Quỹ phát triển Khoa học công nghệ năm 2012 chưa sử dụng hết theo quy định.
Mặc dù vậy, PVD lại ghi nhận doanh thu thuần 9 tháng chỉ 2.714 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn vượt 18% kế hoạch năm. Trừ các chi phí, PVD lỗ ròng 227,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ 2016 (có lãi hơn 85,8 tỷ đồng) và còn cách rất xa mục tiêu đặt ra là không lỗ.
Lợi nhuận của PVC
Được biết, kế hoạch năm 2017 của PVC là 2.660 tỷ doanh thu và 17,8 tỷ lợi nhuận sau thuế, cổ tức 4,5%. Như vậy, qua 9 tháng, PVC đã vượt kế hoạch doanh thu nhưng chỉ hoàn thành 70% kế hoạch lợi nhuận năm.
CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam (HNX: PVB) cũng thoát lỗ nhờ hoàn nhập dự phòng trong quý III/2017. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 11,7 tỷ, tăng mạnh so với 1,4 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán hơn 20 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp hơn 9 tỷ đồng.
Trong kỳ, PVB ghi nhận 31,8 tỷ đồng lợi nhuận khác từ việc hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình. Điều này giúp công ty lãi 17,3 tỷ đồng. Việc ghi nhận lợi nhuận đột biến từ hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình cũng từng giúp PVB thoát lỗ trong 2 quý đầu năm 2017.
Lũy kế 9 tháng, PVB đạt doanh thu 74 tỷ đồng, tăng 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 17,7 tỷ, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 44,4 tỷ đồng.
Với việc đặt kế hoạch lỗ 24,9 tỷ trong năm 2017, PVB đã vượt xa chỉ tiêu đề ra cho năm nay.
Các ông lớn dầu khí tăng trưởng vượt bậc
Ấn tượng nhất trong dòng dầu khí phải nhắc đến “ông vua” ngành khí Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (HoSE: GAS) khi công bố doanh số quý III hơn 15 nghìn tỷ, tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 69% giúp lợi nhuận sau thuế đạt mức 1,96 nghìn tỷ, xấp xỉ gấp đôi cùng kỳ.
Kết quả ấn tượng trên nhờ giá dầu Brent bình quân trong kỳ đạt 52,17 USD/thùng cao hơn so với 47 USD/thùng năm ngoái, giúp cho giá bán các sản phẩm của GAS tăng theo tương ứng.
9 tháng, doanh thu GAS tăng trưởng 9%, lợi nhuận sau thuế cổ đông mẹ đạt 5.908 tỷ đồng, tăng trưởng 47,4% so với cùng kỳ năm trước và vượt 12% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tăng trưởng lợi nhuận ngắn hạn của công ty sẽ được kỳ vọng tiếp tục nhờ mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018 và giúp đẩy mạnh sản lượng. Đáng chú ý, GAS là cổ phiếu có tỷ lệ freefloat thấp khi PVN nắm giữ hơn 95%, cổ phiếu này tăng hơn 21% so với đầu năm, góp phần tác động vào đà tăng chung của chỉ số VN-Index.
CTCP Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (HOSE: DCM) cũng báo doanh thu thuần 1.158 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ 2016. Sau khi trừ các loại chi phí khác, DCM lãi sau thuế gần 39 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ 2016.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận sau thuế đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 58% so cùng kỳ và thực hiện được gần 95% kế hoạch năm.
Thị phần thực tế của DCM tiếp tục duy trì khả quan tại các khu vực chiến lược. Trong đó, thị trường Campuchia tiếp tục ghi nhận mức tăng hơn 120%. Với những tín hiệu khả quan này, thị trường xuất khẩu Campuchia được kỳ vọng sẽ tiếp tục trở thành một trong những động lực tăng trưởng chủ đạo của DCM bên cạnh các thị trường tiêu thụ nội địa.
Bên cạnh dự án phân bón phức hợp từ urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm và dự kiến đưa vào vận hành bắt đầu từ quý I/2019, thì dự án cảng nhập nguyên liệu công suất 500.000 tấn/năm cũng là một trong những dự án trọng điểm của DCM trong năm 2017.
Dòng dầu khí được hỗ trợ bởi giá dầu tăng và các mỏ lớn sắp được khai thác
Giá dầu Brent hôm thứ 3 đã tăng 47 cent tương đương 0,7% lên 61,37 USD/thùng, gần mức cao nhất kể từ tháng 7/2015 đồng thời cao hơn mức thấp nhất trong năm 2017 hồi tháng 6 tới 37%.
Các nhà môi giới cho rằng nhà đầu tư đang điều chỉnh vị thế sau khi giá dầu thô tăng khoảng 5% trong tháng 10.
Tính chung trong cả tháng, giá dầu Brent tăng 6,7% trong khi giá dầu WTI cũng tăng 5,2%. Chênh lệch giá giữa dầu WTI và dầu Brent nới rộng lên gần mức 7 USD khiến giá dầu WTI trở nên hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn đi vào hoạt động thời gian tới sẽ hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp dầu khí tăng trưởng.
Mới đây, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cho biết đã hoàn thành khoan 2,5 giếng thăm dò thẩm lượng. Đồng thời, Tổng công ty cũng tập trung triển khai, đưa vào khai thác Dự án thu gom khí mỏ Đại Hùng Lô 05-1. Ngoài ra, PVEP cũng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đột phá đối với các phương án phát triển mỏ khác.
Vào chiều ngày 10/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Exxon Mobil đẩy nhanh tiến độ đàm phán trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên, sớm khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý quy hoạch xây dựng 4 nhà máy nhiệt điện khí, với tổng công suất 3.000 MW (công suất mỗi nhà máy 750 MW) sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh. Trong đó, hai nhà máy được xây tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) và hai nhà máy sẽ xây ở khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa phận xã Bình Thạnh (Bình Sơn).
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý chủ trương dành một lượng khí của mỏ khí Cá Voi Xanh cho phát triển ngành công nghiệp hóa dầu.
Nguồn tin: ndh.vn