Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đối với dầu mỏ, 50 là 40 mới

Giá dầu đã tăng lên từ giữa tháng 7, được hỗ trợ bởi cuộc họp của OPEC và các nước sản xuất đồng minh ngoài nhóm tổ chức tại UAE để thảo luận các biện pháp tăng cường tuân thủ hiệp định cắt giảm sản lượng và tình hình ngày càng tồi tệ hơn ở Venezuela cũng như một số kết quả đáng thất vọng của kinh doanh quý một của một số các công ty đá phiến Mỹ. Trong cuộc họp tại Abu Dhabi Opec, UAE, Iraq, Kazakhstan và Malaysia đều bày tỏ mong muốn hợp tác đầy đủ để đạt được mục tiêu đạt được sự phù hợp đầy đủ. Ngoài ra, Saudi Arabia đã cắt giảm nhiều hơn mức cần thiết để bù đắp cho những quốc gia đang tu6an thủ yếu kém.

Trong thời gian tới, giá dầu có thể sẽ không tăng mạnh do sản lượng của Opec và các nhà sản xuất không thuộc Opec dự kiến ​​tăng, khiến dầu thô ở mức 50-51 USD trong nửa cuối của năm 2017 và 2018.

"Chúng tôi dự đoán Brent trung bình khoảng 51 USD mỗi thùng trong năm 2018 trong khi chúng tôi dự báo sản lượng tăng từ các nhà sản xuất Trung Đông và các nước không thuộc OPEC như Mỹ. Điều này sẽ thúc đẩy thị trường dầu quay trở lại tình trạng thừa cung, hạn chế bất kỳ xu hướng tăng giá nào," Edward Bell, giám đốc nghiên cứu hàng hóa của Emirates NBD Research, cho biết.

Một báo cáo nghiên cứu ngắn của Emirates NBD Research hồi đầu tháng này dự đoán rằng Brent sẽ trung bình 50,25 USD mỗi thùng cho đến hết năm 2017 và 51 USD vào năm 2018 và WTI trung bình 47,50 USD cho đến hết năm 2017 và 48,50 USD vào năm 2018.

Cuộc họp của Opec tổ chức tại Abu Dhabi vào tuần trước đã tập trung nỗ lực để cải thiện sự tuân thủ với mức cắt giảm sản xuất hiện tại. Nói chung, Opec có mức độ tuân thủ khá tốt, tuy nhiên điều này đã khiến Saudi Arabia phải cắt giảm nhiều hơn mức cần thiết để bù đắp cho những quốc gia tuân thủ yếu kém. "Nhưng hầu như Opec không có thực hiện bất kỳ hành động nào để đảm bảo tuân thủ và nếu một nhà sản xuất lớn như Saudi Arabia tăng sản lượng để trừng phạt những người khác, thì bản thân nước này cũng bị ảnh hưởng từ mức giá thấp hơn."

Bell cảnh báo rằng bất kỳ sự cắt giảm sản xuất nào khác có thể sẽ tự chuốc lấy thất bại do bất kỳ mức tăng giá nào cũng sẽ bị giới hạn bởi kỳ vọng của các nhà sản xuất ngoài Opec sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Đà tăng giá dầu kể từ tháng 6 khi Opec thảo luận giao hạn hiệp ước đến năm 2018 đã tạo ra một môi trường hedging hấp dẫn hơn cho các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đầu thàng này cho biết rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng nhiều hơn dự kiến ​​trong năm nay, giúp giảm bớt nguồn cugn thừa toàn cầu bất chấp sản lượng tăng từ Bắc Mỹ và sự tuân thủ yếu kém của Opec đối với việc cắt giảm sản lượng.

IEA tăng dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2017 lên 1,5 triệu thùng/ngày từ mức 1,4 triệu thùng/ngày trong báo cáo hàng tháng trước đó và cho biết nhu cầu sẽ tăng thêm thêm 1,4 triệu thùng/ngày trong năm tới.

Opec hồi đầu tháng này đã tăng sản lượng dầu khai thác của nhóm tháng thứ tư liên tiếp, trong tháng 7. Sản lượng của nhóm tăng 173.000 thùng/ngày lên gần 32.9 triệu thùng/ngày.

Jameel Ahmad, phó giám đốc nghiên cứu thị trường của FXTM, cho biết vấn đề cung quá mức trên thị trường vẫn được coi là chất xúc tác chính đằng sau bất kỳ sự thay đổi nào trong việc định giá hàng hóa.

Chia sẻ quan điểm của ông về triển vọng của hàng hóa này, Ahmad thấy giá dầu không biến động cao hơn 55 -60 USD trước cuối năm 2017.

"Lý do cho điều này không phải là do thiếu sự nỗ lực của phía Opec, mà là do sự thay đổi động lực của ngành công nghiệp dầu mỏ nói chung. Nói một cách đơn giản, Opec không còn kiểm soát đa số ngành công nghiệp này nữa và sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian đáng kể cho chiến lược hiện tại của họ để có được những tác động mong muốn, để giá dầu dần dần được cải thiện,” Ahmad ghi nhận.

Mặc dù OPEC, ông nói, đang làm những gì có thể để cân bằng lượng cung dư thừa trên thị trường, nhóm này ở một vị trí mà các nhà đầu tư luôn mong muốn một cái gì đó hơn nữa. Nếu OPEC cam kết cắt giảm sản xuất sâu hơn, điều này sẽ tác động đến thị trường mà người mua tiềm năng mong muốn nhìn thấy, nhưng nó cũng sẽ gây rủi ro cho các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC bị mất thêm thị phần.

"Thay vào đó điều mà Opec đang cố gắng làm là dần dần lấy lại thị phần và siết chặt các đối thủ cạnh tranh bên ngoài, những người đã góp phần vào tình trạng dư cung toàn cầu," ông kết luận.

Edward Anderson, Giám đốc Bán hàng tại FxPro, cũng nhấn mạnh lại quan điểm của các nhà phân tích khác, nói rằng đồng USD sẽ trung bình khoảng 50 USD một thùng.

"Khi nền kinh tế thế giới được cải thiện trong năm 2017, nhu cầu về dầu sẽ tăng và cung tiếp tục tăng hơn nữa sẽ có thể duy trì giá khoảng 50 USD từ đây cho đến hết năm 2017 và đầu năm 2018," ông nói thêm.

David Martin, giám đốc điều hành của JP Morgan Chase, cho biết Brent sẽ trung bình 50 USD/thùng trong quý này và 52 USD/thùng trong quý tiếp theo. Do đó, dự báo giá WTI vẫn duy trì ở mức 47 USD/thùng và 49 USD/thùng, tương ứng.

"Về sự cân bằng, chúng ta thấy sự gia tăng rủi ro đối với tăng trưởng, ví dụ nhưnguồn cung gián đoạn, cấm vận thương mại và nhu cầu tăng trưởng tốt hơn; và với rủi ro giảm, ước tính về nguồn cung của Brazil, Canada và Việt Nam mạnh mẽ hơn. Những rủi ro sản lượng truyền thống ngoài Opec có thể tiếp tục vượt quá dự báo của chúng tôi vẫn là một khả năng rủi ro giảm giá đáng kể so với kịch bản cơ sở," ông nói thêm.

JP Morgan cho biết nhu cầu tăng trưởng đã tăng nhanh trong những tháng gần đây, do đó, ngân hàng này tăng ước tính tăng trưởng nhu cầu lên đến 1,4 triệu thùng/ngày cho năm 2017 và tăng 1,5 triệu thùng/ngày cho năm 2018.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM