Sự ổn định trong tương lai của nhà sản xuất dầu khí lớn thứ hai của OPEC có thể được quyết định vào cuối năm 2017. Tình trạng bất ổn đang gia tăng ở Iraq khi cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd ngày càng đến gần. Ngay sau đó, quốc gia Iraq mà chúng ta đã biết từ cuối Thế chiến II có thể sẽ vẽ đường biên giới mới. Đồng thời, cuộc xung đột giữa Shi'a (được Iran ủng hộ) và Sunni (Saudi-UAE) có thể sẽ lại nóng lên.
Các người tham gia trong khu vực và xích mích chính trị đã thêm dầu vào lửa, trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy phần lớn Shi’a đang trải qua sự bất ổn nội bộ. Một trong những nhà lãnh đạo chính của khu vực Shi'a đã phá vỡ hàng ngũ trong các phe phái chính phủ Shi'a cầm quyền của Iran trong khi những đối thủ quyền lực Sunni ở Vịnh Ảrập đang hy vọng sự sụp đổ của tam giác quyền lực của Shi'a là Iran-Iraq-Syria.
Chuyến viếng thăm bất ngờ của giáo sĩ Shi'ite và nhà môi giới quyền lực Muqtada Al Sadr tới Saudi Arabia và UAE đã gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực này. Vào ngày 30 tháng 7, Al Sadr và hoàng tử Saudi Mohammed Bin Salman đã gặp nhau tại Jeddah, thảo luận về sự hợp tác có thể giữa Vương quốc Sunni Wahhabi và Iraq do Shi'a lãnh đạo.
Cuộc họp của Al Sadr với MBS rất có ý nghĩa, vì nó có thể dẫn đến thay đổi vị thế quân sự chính trị của Iran ở Iraq. Điều này có thể cho thấy một thành công lớn đối với mặt trận chống Iran của nhóm GCC, nhưng nó sẽ gây áp lực nặng nề đối với Tehran trong việc xây dựng một cấu trúc Shi'a xuyên suốt giữa Iran, Iraq, Syria và Li Băng.
Một một quan hệ chính trị nồng ấm hơn giữa Baghdad và Riyadh đã diễn ra trong những tháng gần đây với một số bộ trưởng cấp cao và các quan chức thường xuyên nhóm họp. Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao chính thức vẫn đang đóng băng.
Cơ chế chính trị của Al Sadr đã tạo ra một mối quan hệ căng thẳng với Tehran. Các phương tiện truyền thông Iran thậm chí còn buộc tội sự phản bộ của Al Sadr.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Iraq này đã không quan tâm những lời chỉ trích này, thậm chí còn đẩy mạnh áp lực trong một chuyến thăm gần đây tới Abu Dhabi, nơi ông gặp Hoàng Thái tử Mohammed bin Zayan Al Nahyan. MBZ và MBS là các đồng minh thân cận, cả hai đều có cùng quan điểm chống Iran và chia sẻ một tầm nhìn tương tự cho khu vực này.
Sự thay đổi của Al Sadr, một giáo sĩ Shi'ite và là lãnh đạo của một lực lượng dân quân Shi'a mạnh mẽ, là rất đáng kể. Mối liên kết quân sự và chính trị Shi'a ở Iraq đã vỡ nát, đang làm tăng thêm sức ép lên thủ tướng Al Abadi hiện tại, người có thể bị đe doạ nếu các đối thủ trong khu vực tăng cường sức ảnh hưởng hơn nữa.
Đối với Tehran, tình hình đang trở nên rắc rối. Cho đến tháng 7, ảnh hưởng của Iran đối với khu vực này vẫn đang tăng lên. Khoảng cách mà Mỹ tạo ra đã giúp cho Tehran không mất chút công sức nào đã có thể chiếm toàn bộ sức mạnh trong khu vực lãnh thổ rộng lớn này. Nếu không được giải quyết, Iran có thể xây dựng một cường quốc khu vực Shi'a có thể làm mất ổn định hơn nữa khu vực MENA và thậm chí ảnh hưởng đến Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm tới. Trụ cột chính của quyền lực này có thể xuất phát từ văn hóa tôn giáo phức tạp và mối liên kết quân sự giữa những người cứng đầu của Tehran và cộng đồng Shi'a ở Iraq.
Chiến lược này bây giờ có thể có thất bại nếu Al Sadr duy trì cam kết hiện tại của mình để giảm căng thẳng với các nước Sunni GCC. Như một nhà phân tích đã nói, "Tehran đã nắm tất cả các sợi dây trong cộng đồng Hồi giáo Shiite (Iraq) nhưng có vẻ như một số dây đã vượt khỏi tầm kiểm soát của nước này, giống như của Sadrists."
Al Sadr đã khéo léo sử dụng các lỗ hổng được tạo ra trong những tháng trước đó của Thủ tướng Iraq Haider Al Abadi theo dõi cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Saudi Adel Al Jubeir tới Baghdad. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo GCC có thể đang nhấn mạnh quá mức vào các quân cờ của họ vì cuộc đấu tranh quyền lực ở Iraq vẫn chưa có một chiến thắng rõ ràng. Tehran vẫn có thể cố gắng loại bỏ Al Abadi ra khỏi quyền lực, thay thế ông bằng những người như Al Maliki.
Một số nhà phân tích Iraq đang cảnh báo rằng Iran đang chuẩn bị cho cuộc chiến, được hỗ trợ bằng tiền, vũ khí và một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ. Ảnh hưởng của Iran ở Iraq không nên đánh giá thấp, vì chiến dịch quân sự chống Daesh hiện nay chủ yếu là lính hoặc nhân viên đào tạo quân sự Iran. Sự liên kết kinh tế cũng rất lớn, đặc biệt là ở khu vực cộng đồng Shi'a.
Có thể có một thách thức quân sự có thể xảy ra nếu sự ấm lên giữa Baghdad và Saudi Arabia tháo dỡ hơn nữa những trở ngại trong những tháng tới. Việc mở cửa biên giới song phương, đã bị đóng cửa từ năm 1990, là một dấu hiệu của việc này. Các khoản đầu tư của Saudi tăng lên ở Iraq có thể dẫn đến không chỉ một sự hồi phục kinh tế mà còn thúc đẩy căng thẳng gia tăng cùng một lúc. Các phe phái ủng hộ GCC ở Iraq, như người Kurd, nhóm thiểu số Sunni hoặc thậm chí Al Sadr, sẽ phải rất thận trọng. Cần phải loại bỏ hoàn toàn các nhóm vũ trang hoặc dân quân, nhưng ngay cả Al Sadr, còn được biết như là một người thường xúi giục bạo động, thậm chí vẫn chưa dám nhấn mạnh việc kết thúc Hashed Al Sha'abi.
Trang web tin tức của Iran, Tasnim, được biết đến với các liên kết với Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, đã công khai buộc tội Al Sadr phản bội. Trang web tin tức này cũng tuyên bố rằng chuyến viếng thăm này là sự phản bội của những người Yemen đang chiến đấu với người Saudi trong hơn một năm. Tasnim cũng cáo buộc Saudi Arabia đã lợi dụng phong trào Sadrist và tìm kiếm sự ảnh hưởng ở Iraq.
Iraq cũng đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn do cuộc bỏ phiếu ủng hộ ly khai tại Kurdistan. Lời kêu gọi độc lập của các đảng của người Kurd ở Iraq không phải là điều đáng ngạc nhiên, nhưng nó chỉ là bước đầu tiên hướng tới sự độc lập khó khăn. Tuy nhiên đa số người Iraq chống lại sự độc lập của người Kurd, vì nó có thể dẫn đến sự mất ổn định hơn nữa ở phần còn lại của đất nước.
Tuy nhiên, cuộc trưng cầu dân ý không bắt buộc vào ngày 25 tháng 9 có thể là một bước ngoặt trong chính trị của người Kurd và Iraq. Cho đến nay, khu vực người Kurd đã là một trong những vùng bình yên nhất của Iraq, khi không tính đến các hoạt động quân sự khắc nghiệt chống lại Daesh xung quanh Mosul. Một quốc gia bán tự trị người Kurd cũng đã thiết lập quan hệ thương mại và kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Trong hiến pháp Iraq, được Mỹ ủng hộ sau năm 2003, Kurdistan đã nhận được một vị trí bán tự trị. Cũng như trong toàn khu vực, quyền lực chính trị là bộ lạc hoặc gia đình có liên quan, dẫn đến chính trị quyền lực và tham nhũng. Quy tắc Barzani-Talabani không khác gì các vùng khác ở Trung Đông. Chính trị người Kurd được cai trị bởi hai cựu lãnh đạo Peshmerga, hiện đang chia ranh giới ngay tại khu tự trị người Kurd. Kể từ tháng 10 năm 2015, Quốc hội người Kurd đã không gặp nhau trong khi Tổng thống người Kurd, Masoud Barzani, đã quá thời hạn giữ chức vụ của mình bốn năm. Tình hình kinh tế hơi trì trệ, chủ yếu là do thu nhập dầu khí suy giảm, một cuộc xung đột với chính phủ Baghdad về việc giải ngân tài chính và tăng danh mục nợ.
Tuy nhiên khi nhìn lại Kurdistan ngay sau khi Saddam Hussein bị truất phế, sự lạc quan được thể hiện trên các đường phố của Erbil, Kirkuk và những nơi khác.
Sự nguy hiểm thực sự ẩn náu ở vùng núi xung quanh khu vực người Kurd. Kurdistan đã phải đối phó với sự chống đối vũ trang đến từ các nhóm Iraq và chính phủ Baghdad. Những người hàng xóm của Kurdistan sẽ là những con sói thực sự được theo dõi. Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria không đồng ý với một quốc gia Kurd độc lập. Nếu cuộc trưng cầu dân ý tích cực về tự trị và ly khai, các nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ-Arab-Iran sẽ củng cố quyền lực của họ sau những nỗ lực ngăn chặn nó trước khi thành lập.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran lo ngại rằng một nước Kurd tự do sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến dân tộc thiểu số người Kurd của họ, những nhóm đã chiến đấu giành độc lập từ nhiều năm nay. Mặc dù người Kurd ở Iraq đã giúp đỡ (hoặc ít nhất là không ngăn chặn quân sự) các cuộc xâm lược quân sự Thổ Nhĩ Kỳ và các hoạt động chống lại PKK Thổ Nhĩ Kỳ trên đất của họ, một Kurdistan tự do không thể dung thứ theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các chiến lược của Ottoman của Erdogan. Ankara sẽ làm tất cả, bao gồm cả áp lực quân sự hoặc các hoạt động, để nhấm chìm quốc gia Kurd non trẻ trước khi nó có thể bắt đầu phát triển.
Iran giữ vị trí tương tự, vì đã có một số sự hợp tác giữa các nhóm người Kurd của Iraq và các chiến binh người Kurd của Iran. Iran, dưới lá cờ Iraq toàn vẹn hoặc liên đới, sẽ cố gắng ngăn chặn nó bằng mọi cách.
Nhìn vào thế giới Ả Rập, đặc biệt là Saudi Arabia, UAE hoặc Ai Cập, một bức tranh khác cần được vẽ nên. Trước cuộc chiến Syria, tiếp theo là cuộc khủng hoảng ở Qatar, có một xu hướng ủng hộ người Kurd phần nào, nhưng không có sự ủng hộ quân sự hay chính trị nào được đưa ra. Kể từ khi các hoạt động quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Iraq, và Ankara hỗ trợ cho Qatar và Iran, Saudi Arabia và các đồng minh của họ đã quyết định ủng hộ hoàn toàn và công khai ước mơ của người Kurd. Không chỉ phân chia quyền lực ở Iraq và làm suy yếu tác động của các hoạt động quân sự đang diễn ra của Iran, mà còn để đánh vào Tehran và Ankara. Bằng cách ủng hộ sự độc lập quốc gia Kurd Saudi, Ai Cập và UAE, đang thúc đẩy (và làm suy yếu) ảnh hưởng ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Iraq.
Các nước Ả Rập đã quyết định rằng vấn đề của người Kurd là điểm yếu của cả hai kẻ thù. Sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, như đã chứng minh trong vài ngày qua, chỉ thêm dầu vào lửa theo các nhà lãnh đạo ẢRập. Tổng tham mưu trưởng quân đội của Iran, tướng Mohammad Hossein Bagheri, đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Đại tướng Nhĩ Kỳ, ông Hulusi Akar để thảo luận về vấn đề người Kurd. Cả hai bên đã cảnh báo về các hậu quả quân sự nếu một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức.
Trong một tuyên bố Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố rằng tổ chức trưng cầu dân ý khi Iraq đã có nhiều vấn đề có thể "dẫn dắt đất nước này tới cuộc nội chiến".
Đối với Saudi Arabia và các đồng minh, tình hình hiện tại thể hiện những cơ hội lớn. Trước hết, cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd có thể sẽ làm lùi bước trong sự hiện tại ngày càng tăng của Iran ở Iraq. Thứ hai, động thái của Muqtada Al Sadr rời khỏi vùng ảnh hưởng của Iran và tham gia vào liên minh Sunni ẢRập khiến cho Iran chịu áp lực phải hành động, với khả năng sẽ có một sự đổ vỡ hoàn toàn.
Chính trị quốc gia và khu vực, sự bất ổn và những xung đột có thể có một kết quả tích cực - tương lai dầu khí của Iraq sẽ vô cùng ảm đạm. Sự nổi lên của Iraq như một nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn đã gây sức ép lên những nỗ lực đang diễn ra của OPEC, dẫn đầu bởi Saudi Arabia và sự hậu thuẫn của Nga, để ổn định thị trường dầu mỏ đang bị áp lực. Bất kỳ trở ngại nào có thể cản trở việc tăng sản lượng dầu của Iraq đáng được xem xét. Một nền kinh tế không ổn định sẽ không có được dòng đầu tư cần thiết để có được ảnh hưởng như nhà sản xuất thứ hai của OPEC.
Một Kurdistan độc lập có thể có một tác động bất lợi, không chỉ vì Iraq sẽ mất một phần trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của mình, mà nước này cũng chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu dầu qua sông Shatt al-Arab, sẽ tạo ra tình trạng tắc nghẽn trong sự phát triển trong tương lai.
Sự mất ổn định chính trị hay thậm chí vũ trang ở Iraq sẽ đưa đất nước này quay trở lại tình hình năm 2013 - 2014, một đất nước đầy rẫy những mâu thuẫn, đấu tranh nội bộ và tôn giáo và một khoảng trống quyền lực.
Hiện nay, thị trường dầu mỏ hiện tại không thể hấp thụ được sự bùng nổ của Iraq, vì nó sẽ ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cảm nhận được kết quả trong khu vực dễn bất ổn của họ, nơi có một số con đường giao thông dầu và khí chính. Những người chiến thắng thực sự trong ngắn hạn có thể là các thành viên liên minh ẢRập, vì hoạt động dầu khí của họ sẽ không bị đe dọa trực tiếp.
Một cuộc đấu tranh quyền lực trong các khu vực Shi'a của Iraq cũng có thể loại bỏ một phần sự can thiệp của Iran vào phía Đông của Saudi Arabia. Phe đối lập Shi'ite ở trong và xung quanh Qatif sẽ không thể chặn hoặc chiếm được bất kỳ tài sản năng lượng nào của Saudi mà không có sự hỗ trợ của Iran.
Tất cả các con cờ đều đang thi triển, và một kế hoạch kết thúc ván cờ này có thể được mong đợi. Những rủi ro và lợi ích từ tất cả các bên chắc chắn sẽ rất cao.
Tương lai của Iraq đang được quyết định, lần này ba đối thủ mới và khó chơi đã bước vào đấu trường. Các con tốt nằm trong tay của Iran, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi và đồng minh.
Tương lai của Iraq sẽ có tác động trực tiếp đến khu vực và toàn cầu, trong khi các thị trường dầu mỏ và khí đốt toàn cầu sẽ phải cảnh giác. Cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 25 tháng 9 và kết quả của nó nên được đưa vào bất kỳ kịch bản cung và cầu về dầu khí nào.
Cho đến nay, dường như không phải như vậy. Việc đánh giá thấp tác động của hai sự phát triển dường như riêng biệt (Al Sadr, Kurdistan) ở Irac có thể là sai lầm lớn nhất của các nhà buôn dầu, các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các nhà đầu tư. Chúng liên kết với nhau, như tất cả trong thế giới ẢRập.
Nguồn: xangdau.net