Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào tối thứ Ba, Tổng thống Trump đã đưa ra một số manh mối về định hướng tiềm năng của chính sách năng lượng của Mỹ cho năm 2020.
Ngoài các tác động chính sách, thị trường dầu của Mỹ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi một số động lực thị trường lớn. Tác động không chắc chắn của virus corona đối với giá dầu và các nhà sản xuất Mỹ vẫn là một mối quan tâm. Đồng thời, thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Trung Quốc để lại những câu hỏi dai dẳng về khả năng Mỹ đáp ứng các điều kiện của thỏa thuận.
Dưới đây là những phân tích để giải thích các yếu tố cơ bản chính này để tìm hiểu những gì sẽ diễn ra cho thị trường dầu mỏ và chính sách năng lượng của Mỹ trong thời gian tới:
Sản xuất kỷ lục, không cần sáng kiến mới?
Tổng thống đã chào đón sản lượng dầu kỷ lục của Mỹ - hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại khoảng 13 triệu thùng/ngày - và tuyên bố rằng Mỹ độc lập về năng lượng, nhưng điều này là không chính xác. Trong khi Mỹ có thể là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới hiện nay, dầu là hàng hóa toàn cầu và một số tài sản có trụ sở tại Mỹ thuộc sở hữu nước ngoài.
Đáng chú ý, bài phát biểu của Tổng thống Trump, đã không đề cập đến bất kỳ sáng kiến mới nào mà chính quyền của ông đã lên kế hoạch để thúc đẩy sản xuất dầuhoặc thúc đẩy sản lượng năng lượng đưới bất kỳ hình thức nào. Trong các bài phát biểu trước đây, tổng thống đã thảo luận về các loại năng lượng của Mỹ (dầu, khí đốt tự nhiên, than, hạt nhân, v.v.) cũng như các kế hoạch tăng sản lượng. Sự bùng nổ đá phiến trong vài năm qua có thể được ghi nhận, một phần, vào các chính sách thân thiện từ Nhà Trắng của Obama và đặc biệt là Nhà Trắng của Trump.
Việc bỏ qua các chính sách năng lượng mới từ bài phát biểu có thể báo hiệu sự thay đổi trong chính sách năng lượng của Mỹ - cụ thể là việc gia tăng sản xuất năng lượng của Mỹ không còn là ưu tiên của Tổng thống Trump.
Có lẽ, các biện pháp bổ sung sẽ không được ưu tiên vì sản lượng đã tăng cao sau khi chính quyền Trump giảm các quy định của liên bang đối với sản xuất than, dầu và khí tự nhiên.
Nhưng giá thấp có thể gây thiệt hại
Trong dự báo năm 2019, EIA dự đoán rằng sản lượng dầu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng đến năm 2025, đạt hơn 14,2 triệu thùng/ngày trước khi giảm nhẹ. Tuy nhiên, rất nhiều thứ có thể thay đổi trong 5 năm.
Mặc dù chúng ta chưa biết về toàn bộ tác động của virus corona đối với nhu cầu dầu, nhưng rõ ràng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 sẽ bị cản trở bởi dịch bệnh này và cách ly kiểm dịch.
Điều gì chưa rõ ràng: giá dầu chịu sức ép sẽ duy trì trong bao lâu vì sự tạm dừng trong hoạt động kinh tế mà virus đã gây ra. Bất kỳ thời gian kéo dài nào của giá thấp sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất dầu.
Chúng ta có thể thấy nhiều công ty dầu đá phiến sẽ phá sản nếu giá giảm và duy trì ở mức thấp, và điều này, đến lượt nó, có thể ảnh hưởng đến con số sản xuất dầu của Mỹ.
Cơ sở hạ tầng: Một mối quan tâm chính khác
Cơ sở hạ tầng giao thông và dầu mỏ của Mỹ là một vấn đề khác cần xem xét. Theo Giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc, Trung Quốc đã cam kết mua các sản phẩm năng lượng trị giá 52 tỷ đô la Mỹ trong năm 2020 và 2021, bao gồm dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng, than đá và sản phẩm tinh chế.
Không rõ liệu Mỹ có đủ cơ sở hạ tầng xuất khẩu để hỗ trợ mua hàng từ Trung Quốc ở cấp độ này hay không. Có thể Mỹ cần bật đèn xanh và ưu tiên một số cơ sở sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn để có thể hoàn thành các đơn hàng được cho là sẽ đến.
Tóm lại
Từ chút ít thông tin mà Tổng thống Trump nói về năng lượng, điều đáng nói là chính phủ đang vui mừng về những gì đang xảy ra hiện tại và có thể đang không chú ý xa hơn.
Các thương nhân và nhà phân tích sẽ tìm kiếm câu trả lời từ Bộ trưởng Năng lượng Dan Brouillette và Nhà Trắng để có ý thức về việc họ đang tìm cách mở rộng sự bùng nổ này hay duy trì hiện trạng.
Nguồn: xangdau.net/Investing- Ellen R. Wald