Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Điều gì đang kìm giá dầu lại?

Những người tham gia thị trường dầu mỏ đã bắt đầu lo lắng trước về việc các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran vào tháng 11 năm ngoái sẽ tác động đến nguồn cung toàn cầu, khiến giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất 4 năm vào đầu tháng 10.

Chỉ một tháng sau đó, Hoa Kỳ áp đặt lại lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Iran và cấp miễn cho tám nước mua dầu chính của Iran để tiếp tục nhập khẩu dầu với mức độ giảm bớt. Giá dầu sau đó bắt đầu lao dốc, và càng bị kéo xuống sâu hơn do lo ngại tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu chậm lại.

Vào cuối tháng 1, Hoa Kỳ đã áp lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela và công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA nhằm lật đổ chế độ của Nicolas Maduro với nguồn thu lớn từ dầu, giá dầu hầu như không nhúc nhích.

Sản lượng dầu của Venezuela đã bị sụt giảm trong hơn hai năm, với tốc độ khoảng 50.000 thùng/ngày mỗi tháng, do sự sụp đổ kinh tế và nhiều năm quản lý yếu kém và thiếu đầu tư trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Thị trường dầu mỏ đã chuẩn bị ứng phó với sự sụt giảm liên tục trong nguồn cung dầu của Venezuela trong những tháng tới.

Mười năm trước, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu từ Iran và Venezuela sẽ làm rung chuyển đáng kể thị trường. Lý do cho phản ứng tương đối im lặng trong đợt này, như các nhà phân tích nói với CNBC, là vì sản lượng dầu của Mỹ tăng vọt.

Dù tăng trưởng sản xuất dầu thô của Mỹ chủ yếu là các loại dầu thô nhẹ, trái ngược với các loại dầu nặng của Venezuela và Iran, sản lượng đang tăng của Mỹ vẫn kìm hãm giá dầu. Mặc dù các loại dầu thô của Mỹ khác nhau nhưng nguồn cung tăng đã giúp Chính quyền Mỹ linh hoạt hơn trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela và Iran, theo các nhà phân tích nói với CNBC.

Chính sách quản lý sản xuất của OPEC và các đồng minh vẫn đang thực hiện kể từ đầu năm 2017 đã hỗ trợ giá dầu và khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ tăng cường sản xuất và khoan đá phiến.

OPEC và các đối tác ngoài OPEC do Nga dẫn đầu đã ảnh hưởng đến tình trạng của thị trường dầu mỏ bằng việc cắt giảm hoặc tăng sản lượng, chẳng hạn như tăng sản lượng trước khi có các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran để chủ động phản ứng với những gì Mỹ hứa hẹn là sẽ đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0.

Các chính sách trừng phạt của Mỹ đối với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như Iran và Venezuela trong những tháng gần đây là một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ. Và theo Daniel Yergin, phó chủ tịch của IHS Markit, việc sản xuất dầu lập kỷ lục của Mỹ đã mang lại sự linh hoạt cho Chính quyền trong các lệnh trừng phạt.

“Điều khác thường là nó đã gây ra sự căng thẳng trong dầu nặng, và điều đó đã được phản ánh nhưng nó không phải là một sự kiện làm thay đổi thị trường”, Yergin nói với CNBC, đề cập đến lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Venezuela.

Trong một thị trường dầu mỏ đã thắt chặt hơn đối với các loại dầu thô nặng do cắt giảm sản lượng của OPEC và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với dầu Iran, các nhà máy lọc dầu hiện phải đối mặt với nguồn cung dầu thô nặng ít hơn với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với ngành dầu khí Venezuela.

Mặc dù các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Venezuela đang tạo ra một cuộc khủng hoảng dầu thô nặng trên thị trường dầu mỏ, nhưng EIA nói rằng các lệnh trừng phạt này khó có thể có tác động đáng kể đến công suất lọc dầu của các nhà máy lọc dầu Mỹ.

Tuy nhiên, thị trường dầu thô nặng khan hiếm đã và đang làm tăng giá các loại dầu chua, cắt giảm biên lợi nhuận lọc dầu.

Chẳng hạn như, chênh lệch giảm của dầu chua Mỹ Mars so với Louisiana Light hiện ở mức hẹp nhất kể từ năm 2011, theo dữ liệu của Bloomberg.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích OPEC về việc cắt giảm và đẩy giá dầu tăng cao hơn, nhưng các lệnh trừng phạt của Chính quyền Trump đối với hai thành viên của OPEC đã làm hạn chế tổng cộng 1,6 triệu thùng/ngày, theo Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC.

Croft nói với CNEC: “Trump đang la ó OPEC, nhưng ông lại là người cắt giảm hiệu quả nhất nguồn cung dầu thế giới”.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Venezuela lẽ ra đã khiến giá dầu tăng cao hơn nhiều nếu như sản lượng dầu của Mỹ không tăng vọt, làm kìm hãm bớt đà tăng giá.

Nhờ sự gia tăng mạnh mẽ trong sản xuất đá phiến, Mỹ sẽ chiếm 70% tăng trưởng sản lượng dầu toàn cầu đến năm 2024, làm thay đổi thị trường và thương mại dầu mỏ toàn cầu, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong dự báo thị trường dầu hàng năm vào tuần này.

Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA, cho biết, “điều này sẽ làm rung chuyển dòng chảy thương mại dầu khí quốc tế, với mối quan hệ mật thiết đối với địa chính trị năng lượng”. Birol cũng lưu ý: “Ở mọi nơi chúng ta nhìn thấy, các nhân tố mới đang xuất hiện và những sự chắc chắn trong quá khứ đang mờ dần. Đây là trường hợp trong cả lĩnh vực khai thác và lọc dầu. Và điều này đặc biệt đúng với Mỹ, là nhà vô địch nổi bật nhất về tăng trưởng nguồn cung toàn cầu”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM