Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Điều gì đang giữ không cho giá dầu phục hồi lên 75 USD?

WTI gần đây đã đạt mốc 60 đô la/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11, được thúc đẩy nhờ cắt giảm OPEC +, cũng như gián đoạn ở Venezuela và Iran.

Việc cắt giảm nguồn cung đã và đang làm thắt chặt thị trường trong một thời gian, nhưng báo cáo giữa tuần từ EIA cho thấy tồn kho giảm mạnh đã giúp đẩy WTI lên hơn 60 đô la mỗi thùng. Giá dầu dường như đã hụt hơi ngay sau khi đạt ngưỡng đó, nhưng mức giảm 9,6 triệu thùng là một sự bất ngờ.

“Đây cũng là mức giảm tồn kho lớn nhất trong vòng một tuần kể từ tháng 7 năm 2018. Tồn kho thường tăng vào thời điểm này trong năm, điều này làm cho việc tồn kho giảm đáng kể trở nên đáng chú ý hơn”, Commzbank viết trong một ghi chú. “Tồn kho quá lớn vẫn còn tồn tại cho đến gần đây đã bị xóa đi hoàn toàn”. Ngân hàng đầu tư này nói thêm rằng thị trường dầu Mỹ “không còn bị dư cung nữa, điều này có lợi cho WTI và dẫn đến sự phục hồi giá hơn nữa”.

Các nhà phân tích khác cũng lưu ý đến sự tăng giá đột ngột trên thị trường dầu mỏ. “Giá dầu đã rớt mạnh vào cuối năm 2018 do lo ngại rộng rãi rằng tồn kho Qúy 1 lớn ở Mỹ và toàn cầu. Bất chấp những lo ngại này, Q1 đã chứng tỏ là giai đoạn thắt chặt gia tăng, với thâm hụt nguồn cung đáng kể”, các nhà phân tích của Standard Chartered, dẫn đầu bởi Paul Horsnell, đã viết trong một báo cáo. Ngân hàng ước tính rằng sự sụt giảm tồn kho cho đến nay so với mức trung bình 5 năm là 0,43 triệu thùng mỗi ngày, con số này đã tăng lên 1,51 triệu thùng mỗi ngày trong hai tuần qua.

Những gián đoạn ở Venezuela và Iran, cùng với việc cắt giảm sản lượng mạnh mẽ từ OPEC+, chắc chắn đang làm thắt chặt thị trường dầu mỏ. Điều duy nhất kìm hãm giá dầu dường như là mối lo ngại về nền kinh tế toàn cầu và cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tác động đến triển vọng đó như thế nào. Giá dầu bật tăng do những lời đồn đoán gần đây về các cuộc đàm phán thương mại – tăng khi có những tin tức tích cực, rồi lại nhanh chóng giảm xuống khi dường như các cuộc đàm phán đang trở nên không thuận lợi.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang vừa thay đổi hẳn thái độ đối với các kế hoạch trước đây của mình để đưa ra nhiều đợt tăng lãi suất trong năm nay. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng đã hạ mức tăng trưởng GDP dự kiến ​​của Mỹ cho năm 2019 từ 2,3% xuống 2,1% và thừa nhận rằng nền kinh tế đang hoạt động tồi tệ hơn dự đoán trước đây. “Có thể mất một thời gian trước khi triển vọng việc làm và lạm phát đòi hỏi một cách rõ ràng về sự thay đổi trong chính sách lãi suất”, Powell phát biểu hôm thứ Tư, cho thấy rằng không chỉ ngân hàng trung ương từ chối tăng lãi suất trong cả năm nay, mà chu kỳ nâng lãi suất có lẽ sẽ kết thúc từ bây giờ.

Việc chuyển sang đường lối ôn hòa (nới lỏng tiền tệ) dường như sẽ là xu hướng tăng đáng kể cho giá dầu. Sự kích thích tiền tệ (so với kỳ vọng trước đó) sẽ thúc đẩy nền kinh tế và giúp thúc đẩy dầu thô và các mặt hàng khác. Nó cũng sẽ làm giảm áp lực đối với đồng đôla, điều này một lần nữa, sẽ là tích cực đối với dầu. Tuy nhiên, lý do Fed đưa ra một sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng như vậy là vì lo ngại rằng nền kinh tế trong nước đang không hoạt động tốt như trước đây. Powell đã cố gắng trấn an rằng nền kinh tế Mỹ rất mạnh, nhưng lưu ý rằng lạm phát ở mức thấp một cách nản lòng, các nhà đầu tư đang rút lui do ngại rủi ro, GDP tăng chậm hơn dự kiến ​​và tỷ lệ thất nghiệp có thể cao hơn một chút vào cuối này năm.

Các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu trên thị trường dầu dường như đang đi theo hướng tăng. Nhưng quỹ đạo đó hoàn toàn phó mặc cho nền kinh tế toàn cầu, đó chính xác là lý do tại sao có quá nhiều sự nhấn mạnh vào kết quả của các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM