Giá dầu thô kỳ hạn hôm thứ Hai tăng mạnh trở lại trong trong cuối phiên châu Âu, để chốt tăng trong phiên đầu tuần và xóa bỏ mất giảm 3 USD/thùng trước đó để chuyển sang vùng tích cực và bỏ qua áp lực tài chính risk-on lớn hơn.
Hợp đồng ICE Brent của tháng 8 chốt ở mức 122,27 USD/thùng tăng 26 cent tương đương 0,21%, so với mức chốt hôm thứ Sáu là 122,01 USD/thùng và tăng mạnh so với mức thấp nhất của ngày thứ Hai là 118,83 USD/thùng sau khi phục hồi vào cuối buổi chiều ở châu Âu, mặc dù sau đó đã giảm bớt so với ngày cao trong phiên là 123,70 USD/thùng.
Đồng thời, NYMEX WTI tháng 7 đang chốt ở mức 120,93 USD/thùng, tăng 26 cent tương đương 0,22% so với mức đóng phiên hôm thứ Sáu là 120,67 USD/thùng, đã giao dịch trong phạm vi gần 5 USD/thùng là 117,47- 122,25 USD/thùng.
Các công ty Nhật Bản, TotalEnergies nghiên cứu chuỗi giá trị H2
Nhà bán lẻ khí đốt Nhật Bản Toho Gas và công ty thương mại Toyota Tsusho đang hợp tác với TotalEnergies của Pháp để khám phá phát triển chuỗi giá trị hydro và mêtan tổng hợp, nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của đất nước.
Các công ty đã đồng ý thực hiện một nghiên cứu khả thi chung vào ngày 6 tháng 5, dựa trên kinh nghiệm của Toho Gas trong việc phát triển chuỗi giá trị LNG, kiến thức của Toyota Tsusho về nhiên liệu khử cacbon và danh mục nhiên liệu toàn cầu của TotalEnergies, các công ty Nhật Bản cho biết vào ngày 13 tháng 6.
Doanh số bán bunker tháng 5 của Singapore phục hồi
Doanh số bán bunker tháng 5 của Singapore đạt hơn 4 triệu tấn, tăng 373.000 tấn so với tháng trước và tăng 1,1 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong năm nay kể từ tháng Một, doanh số hàng tháng đạt trên 1 triệu tấn trong năm nay, cũng như có mức doanh số cao nhất cho đến nay trong năm 2022.
Đài Loan mua dầu thô 'cacbon trung tính' từ Azerbaijan
Công ty lọc dầu nhà nước CPC của Đài Loan cho biết vào ngày 12/6 lần đầu tiên doanh nghiệp này đã nhận được lô hàng dầu thô Azeri 1,05 triệu tấn được chứng nhận bù trừ cacbon từ nhà tiếp thị dầu mỏ nhà nước Socar của Azerbaijan, với lượng phát thải khí nhà kính (GHG) được bù đắp bằng tín chỉ carbon được chứng nhận bởi Verified Carbon Standard.
TotalEnergies giành được cổ phần trong dự án mở rộng LNG của Qatar
TotalEnergies hôm Chủ Nhật đã công bố rằng hãng là công ty năng lượng quốc tế đầu tiên được Qatar lựa chọn để tham gia vào dự án mở rộng lớn công suất LNG của nước này.
Dự án North Field East (NFE) - do QatarEnergy (QE) thuộc sở hữu nhà nước khởi động cách đây 3 năm - sẽ nâng tổng công suất xuất khẩu LNG của Qatar lên khoảng 110 triệu tấn/năm vào năm 2025 từ 77 triệu tấn/năm hiện nay, nhờ vào việc xây dựng 4 tàu mới với công suất 8 triệu tấn/năm mỗi tàu.
Iran và Venezuela ký thỏa thuận hợp tác 20 năm
Iran và Venezuela đã đồng ý một "lộ trình hợp tác" kéo dài 20 năm nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa hai quốc gia giàu dầu mỏ và giúp họ vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và áp lực chính trị từ Washington.
Thỏa thuận này được ký kết trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Tehran của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào ngày 10-11/6, chuyến công du đầu tiên của ông tới Iran kể từ khi chính quyền của Tổng thống Ibrahim Raisi nhậm chức vào mùa hè năm ngoái. Thỏa thuận được các ngoại trưởng Iran và Venezuela ký vào ngày 11 tháng 6, kêu gọi hợp tác về chính trị, văn hóa và kinh tế, bao gồm cả trong lĩnh vực dầu mỏ và hóa dầu.
Biden chỉ trích sự thiếu vắng trong sản xuất mới của ExxonMobil
Tổng thống Joe Biden đang gia tăng chỉ trích đối với lĩnh vực dầu mỏ vì đã kìm hãm đầu tư vào sản xuất mới, khi giá xăng cao kỷ lục trở thành một trách nhiệm chính trị ngày càng tăng đối với đảng Dân chủ.
Biden, trong nhận xét trong chuyến thăm cảng Los Angeles ở California, đã chỉ đích danh ExxonMobil như một ví dụ về một công ty dầu mỏ giữ nguyên chi tiêu vốn của mình, mặc dù lợi nhuận cao hơn khi giá dầu thô Nymex WTI tương lai tăng lên 120 USD/thùng từ mức 72 USD/thùng hồi tháng 12.
Hoa Kỳ sẽ nối lại hoạt động cho thuê đất liền trong tuần này
Các công ty dầu khí của Mỹ trong tuần này sẽ có cơ hội đầu tiên kể từ tháng 1/2021 để có được quyền khoan mới trên đất liên bang, nhưng với số lượng ít hơn và mức phí cao hơn nhiều.
Thương vụ lần này sẽ là hoạt động cho thuê dầu khí trên đất liền đầu tiên của liên bang kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Đấu thầu cho thuê sẽ bắt đầu vào ngày 14/6 và ngày 16/6 đối với diện tích ở Nevada và Colorado, tiếp theo là thượng vụ cho thuê vào cuối tháng này ở Wyoming, New Mexico, Oklahoma, Montana, North Dakota và Utah.
Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga vượt 1 triệu thùng/ngày
Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga cho đến nay đã đạt mức cao nhất 1 triệu thùng/ngày trong tháng này do các nhà máy lọc dầu của nước này tận dụng lợi thế của việc các lô hàng này được chiết khấu khi các khách hàng truyền thống của Moscow ở phương Tây xa lánh.
Ấn Độ đã nhận 1,06 triệu thùng/ngày dầu thô từ Nga trong giai đoạn ngày 1-9 tháng 6, trong đó 776.000 thùng/ngày được vận chuyển từ các cảng Biển Baltic và 279.000 thùng/ngày từ Biển Đen, theo dữ liệu sơ bộ từ Vortexa. Năm ngoái, Ấn Độ chỉ nhập khẩu khoảng 50.000 thùng/ngày từ Nga, trước khi cuộc xâm lược Ukraine gây ra làn sóng trừng phạt quốc tế và sự tự xa lánh của khách hàng đối với dầu của Nga.
Mol của Nhật Bản sẽ thử nghiệm tiếp nhiên liệu sinh học ở Singapore
Hãng tàu Nhật Bản Mitsui OSK Line (Mol) có kế hoạch thực hiện chuyến đi thử nghiệm sử dụng nhiên liệu sinh học làm nhiên liệu thay thế cho tàu chở hàng rời Panamax, như một phần trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực hàng hải.
Mol Drybulk, công ty con thuộc sở hữu của Mol, sẽ cung cấp khoảng 500 tấn nhiên liệu sinh học hàng hải vào cuối tháng 6 tại Singapore cho tàu chở hàng rời CS Olive. Nhiên liệu sinh học này được làm từ 100-120 tấn dầu ăn đã qua sử dụng pha trộn với dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp, được xác nhận bởi hệ thống chứng nhận bền vững International Sustainability and Carbon Certification.
Cảnh xuất khẩu Marsa el-Hariga của Lybia bị đe dọa đóng cửa
Một nguồn tin vận chuyển cho biết, cảng xuất khẩu dầu thô Marsa el-Hariga của Libya đã bị đe dọa đóng cửa bởi các nhóm không xác định, trong cuộc phong tỏa thứ ba trong 24 giờ qua.
Không rõ các hoạt động của cảng có ngừng hoạt động ngay lập tức hay không.
Người châu Âu một lần nữa thúc giục Iran đạt được thỏa thuận JCPOA
Các bên tham gia châu Âu trong các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đã lần thứ hai trong vòng vài ngày thúc giục Tehran ký kết một thỏa thuận "trong khi điều này vẫn có thể xảy ra," sau một tuần mà triển vọng của thỏa thuận này dường như đang mờ nhạt.
E3 - Đức, Pháp và Anh - cho biết họ đã sẵn sàng ký kết thỏa thuận đã được hoàn tất từ tháng 3 nhưng cho biết Iran "đã không nắm bắt cơ hội ngoại giao để ký kết thỏa thuận." "Chúng tôi thúc giục nước này kí kết ngay bây giờ."
Thổ Nhĩ Kỳ khởi động đường ống đầu tiên vận chuyển khí đốt từ Biển Đen
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang hạ đường ống đầu tiên đưa khí đốt tự nhiên từ mỏ Sakarya ở Biển Đen vào đất liền.
Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư gần 10 tỷ USD vào dự án sản xuất và vận chuyển 540 tỷ mét khối khí đốt ở Biển Đen, tờ Sabah đưa tin trước đó.
Tổng chiều dài phần ngoài khơi của đường ống dẫn khí đốt từ mỏ khí đốt Sakarya của Thổ Nhĩ Kỳ trên thềm Biển Đen đến cảng Filo sẽ là 155 km. Theo kế hoạch, khối lượng khí đốt đầu tiên từ mỏ này sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2023.
Giám đốc IEA: Châu Âu có thể phải phân bổ theo định mức nguồn cung năng lượng
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol cảnh báo châu Âu có thể phải phân bổ theo định mức nguồn cung năng lượng nếu thời tiết mùa đông khắc nghiệt và kéo dài, trong khi nhu cầu ở Trung Quốc tăng lên khi các hạn chế COVID tiếp tục được nới lỏng, trừ khi sử dụng hiệu quả nhiên liệu bắt đầu được cải thiện nhanh chóng.
Birol gợi ý rằng hiệu suất cao hơn, các nguồn tái tạo và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng hiện có sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng hơn là khởi động các dự án nhiên liệu hóa thạch mới và lớn hơn.
Thủ tướng Italy đề xuất kế hoạch toàn châu Âu để bảo vệ công dân khỏi giá năng lượng cao hơn
Thủ tướng Italy Mario Draghi đã đề xuất một kế hoạch toàn châu Âu để bảo vệ người dân khỏi giá năng lượng cao hơn, AFP đưa tin.
Draghi nói với các đại biểu tập trung tại Paris trong cuộc họp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “Chúng ta phải xem xét việc nhân rộng một số công cụ chung đã giúp chúng ta phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.”
Chi phí đổ đầy bình xăng ở Anh lên tới 100 bảng Anh
BBC đưa tin, lần đầu tiên chi phí cho một lần đổ đầy bình của một chiếc xe với bình xăng tiêu chuẩn 55 lít ở Anh đã vượt mốc 100 bảng Anh (khoảng 125 USD).
Công ty dịch vụ xe hơi RAC của Anh ước tính rằng với giá xăng không chì trung bình là 1,82 bảng Anh (2,28 USD)/lít, mọi người sẽ phải trả 100,3 bảng Anh để đổ đầy xe. Đối với những chiếc xe có động cơ diesel, số tiền sẽ là 103,4 bảng Anh (129,48 USD), vì giá diesel trung bình ở Vương quốc Anh đã lên tới 1,88 bảng Anh (2,35 USD) mỗi lít. Đà tăng giá vẫn tiếp tục mặc dù chính phủ Anh đã cắt giảm phụ phí nhiên liệu 5 pence/lít trong thời gian đến tháng 3 năm 2023.
Australia đưa các nhà máy nhiệt điện than hoạt động trở lại để giải quyết khủng hoảng năng lượng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Madeleine King cho biết chính quyền Australia có ý định vận hành trở lại các nhà máy nhiệt điện than đã đóng cửa để khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng tại nước này.
Bà cho biết việc ngừng hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than già cỗi, bắt đầu từ năm 2020, là động lực chính dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng của đất nước, và do đó các nhà khai thác nên đưa chúng trở lại hoạt động càng sớm càng tốt để Australia có thể vượt qua mùa đông với công suất năng lượng bổ sung 30% .
Tàu chở dầu thô cho Eni của Italy đến vùng biển Venezuela
Một tàu chở dầu được thuê chở 650.000 thùng dầu thô pha loãng cho Eni SpA của Italy đã đến vùng biển Venezuela, theo tài liệu từ công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela.
Lô dầu thô của Venezuela này sẽ là chuyến hàng đầu tiên cho Eni sau khi Hoa Kỳ cấp phép vào tháng trước cho phép nối lại thỏa thuận mua bán dầu mỏ đã bị chính quyền Trump tạm dừng vào năm 2020.
© Xangdau.net 2022