GIÁ DẦU THẾ GIỚI GIẢM NHẸ TRONG NỐI CẢNH SAUDI TUYÊN BỐ CÓ THỂ TĂNG SẢN LƯỢNG
Giá dầu thô kỳ hạn trong giờ giao dịch châu Á hôm thứ Hai đã kéo dài mức lỗ sang phiên thứ hai sau khi Saudi Aramco cho biết họ có thể tăng sản lượng nếu cần, đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng ngừng hoạt động gần đây ở Vịnh Mexico.
Giá dầu front month ICE Brent tháng 10 giao dịch ở mức 96,33 USD/thùng (-1,82 USD, -1,85%) (08:11 GMT), so với mức chốt hôm thứ Sáu tuần trước là 98,15 USD/thùng hôm thứ Sáu.
Đồng thời, NYMEX WTI tháng 9 giao dịch ở mức 90,22 USD/thùng (-1,80 USD, - 1,95%), so với mức chốt của ngày 12/8 là 92,09 USD/thùng, trong khi hợp đồng tháng 10 được giao dịch ở mức 89,58 USD/thùng so với mức chốt phiên hôm trước là 91,46.
KAZAKHSTAN SẼ CHUYỂN HƯỚNG DÒNG CHẢY DẦU TỪ ĐƯỜNG ỐNG CPC
Kazakhstan sẽ chuyển hướng một số dầu xuất khẩu của mình đến một đường ống ở Azerbaijan vì đường ống Caspian Pipeline Consortium vẫn có nguy cơ bị gián đoạn hơn nữa, Reuters đưa tin, trích dẫn các nguồn tin giấu tên thân cận vấn đề này.
SINOPEC VÀ PETROCHINA SẼ HỦY NIÊM YẾT TRÊN SÀN NYSE
Hai tập đoàn dầu mỏ do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc là Sinopec và PetroChina cho biết ý định hủy niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE), cùng với hai công ty nhà nước khác.
Thông báo hủy niêm yết khỏi sàn NYSE được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán kéo dài giữa các cơ quan quản lý Trung Quốc và Hoa Kỳ về các quy tắc kiểm toán, cũng như căng thẳng giữa hai nước leo thang sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan cách đây hai tuần.
Ngoài Sinopec và PetroChina, các công ty khác đã thông báo với NYSE về ý định hủy niêm yết là China Life Insurance và Aluminium Corporation of China (Chalco).
CHÂU Á TĂNG CƯỜNG MUA DẦU THÔ GIÁ RẺ CỦA MỸ GÂY BẤT LỢI CHO OPEC
Người mua châu Á đã mua một lượng đáng kể dầu thô giá rẻ của Mỹ trên thị trường giao ngay, cho thấy nhu cầu đối với các loại dầu thô Trung Đông sẽ thấp hơn trong tương lai, Bloomberg đưa tin, dẫn lời các nhà giao dịch.
Theo Bloomberg, các nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc và Ấn Độ đã mua khoảng 16 triệu thùng dầu thô của Mỹ trên thị trường giao ngay từ đầu tháng 8 cho tới nay, với phần lớn số dầu sẽ được giao vào tháng 11. Con số đó nhiều gấp đôi so với mức đã mua vào tháng 7 nhưng vẫn ít hơn một chút so với 5 tháng đầu năm.
THẶNG DƯ THỊ TRƯỜNG DẦU LÀM TĂNG KHẢ NĂNG CHO ĐỢT CẮT GIẢM SẢN LƯỢNG MỚI CỦA OPEC
Tuần trước, OPEC đã công bố Báo cáo Thị trường dầu hàng tháng. Báo cáo này được công bố chỉ vài giờ sau khi IEA đưa ra dự báo thị trường dầu hàng tháng của cơ quan này. Không giống như IEA, tổ chức các nước xuất khẩu dầu dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay sẽ chậm hơn so với dự kiến trước đó. OPEC cũng dự báo thị trường dầu sẽ thặng dư, làm dấy lên đồn đoán rằng nhóm có thể đang chuẩn bị cho việc cắt giảm sản lượng.
HÀNH LANG VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU QUAN TRỌNG CỦA CHÂU ÂU CÓ NGUY CƠ BỊ ĐÓNG CỬA DO MỰC NƯỚC SÔNG RHINE QUÁ THẤP
Nguồn cung nhiên liệu như than đá và các sản phẩm xăng dầu của châu Âu sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn hơn nữa trong những ngày tới do mực nước trên sông Rhine - một tuyến đường thủy chủ chốt để vận chuyển bằng sà lan - dự kiến sẽ giảm xuống dưới mức tàu thuyền có thể đi lại được.
TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ MỘT PHÁT HIỆN DẦU LỚN KHÁC
Tập đoàn Hóa dầu Nhà nước Trung Quốc, Sinopec, cho biết họ đã phát hiện ra một mỏ dầu lớn ở lòng chảo Tarim, chứa 1,7 tỷ tấn dầu dự trữ. Phát hiện này là kết quả của quá trình thăm dò ở mỏ dầu khí Shunbei, được cho là một trong những mỏ thương mại sâu nhất trên thế giới, ở khu vực Tân Cương. Theo ước tính, Shunbei có khả năng sản xuất 244 tấn dầu thô và 970.000 mét khối khí đốt tự nhiên mỗi ngày, theo Sinopec. Trung Quốc đang nhắm đến lưu vực Tarim vì có tiềm năng đáp ứng nhu cầu dầu khí cho trong nước trong một thập kỷ.
IEA DỰ BÁO NHU CẦU DẦU CAO HƠN TRONG NĂM NAY
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ tăng 2,1 triệu thùng/ngày trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng, được thúc đẩy bởi việc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu để phát điện.
Con số mới là bản sửa đổi tăng 380.000 thùng/ngày so với dự báo hàng tháng trước đó của IEA. Điều đó cũng có nghĩa là IEA hiện dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay trung bình đạt 99,7 triệu thùng mỗi ngày.
IEA: SẢN LƯỢNG DẦU CỦA NGA ĐANG DUY TRÌ ỔN ĐỊNH, NHƯNG CÓ THỂ GIẢM VỚI LỆNH CẤM VẬN CỦA EU
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm, sản lượng và xuất khẩu dầu của Nga đã được duy trì ổn định trong những tháng gần đây, với mức sụt giảm nhỏ hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, báo cáo của cơ quan này cảnh báo sản lượng của Nga sẽ giảm 20% nếu dầu của nước này không tìm được khách hàng ở châu Á khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào tháng 2 năm 2023.
© 2022 Xangdau.net