GIÁ DẦU THÔ GIẢM TRƯỚC CUỘC HỌP OPEC+
Giá dầu thô kỳ hạn trong giờ giao dịch châu Âu hôm thứ Tư đã giảm trong bối cảnh không chắc chắn xung quanh cuộc họp OPEC+, diễn ra vào đầu giờ chiều tại Vienna.
Hợp đồng tương lai ICE Brent tháng 10 giao dịch ở mức 99,20 đô la/thùng (08 giờ 20 GMT), so với mức chốt hôm thứ Ba là 100,54 đô la/thùng.
Vào cùng thời điểm Hợp đồng WTI tháng 9được giao dịch ở mức 93,15 đô la/thùng, so với mức chốt của ngày thứ Ba là 94,42 đô la/thùng.
CÔNG SUẤT LỌC DẦU TOÀN CẦU SẼ MỞ RỘNG VỚI CÁC DỰ ÁN MỚI Ở TRUNG ĐÔNG VÀ CHÂU Á
Công suất lọc dầu của thế giới dự kiến sẽ tăng gần 3 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm tới khi có ít nhất chín dự án lọc dầu dự kiến sẽ khởi động ở Trung Đông và châu Á, EIA cho biết hôm thứ Ba.
Việc mở rộng công suất nhà máy lọc dầu sẽ bù đắp những tổn thất về công suất lọc dầu toàn cầu vào năm 2020 và 2021 khi một số nhà máy lọc dầu trên khắp thế giới - bao gồm công suất 1 triệu thùng/ngày ở Mỹ - đóng cửa vĩnh viễn hoặc dự kiến chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học.
G7 TIẾP TỤC TÌM MỌI CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ NGUỒN THU TỪ DẦU CỦA NGA
Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu G7 tiếp tục tìm cách hạn chế nguồn thu khổng lồ của Nga từ dầu mỏ, bao gồm việc xem xét lệnh cấm đối với tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu của Nga trừ khi dầu có mức giá trần, các Ngoại trưởng G7 cho biết hôm thứ Ba.
“Chúng tôi tiếp tục lên án những nỗ lực của Nga nhằm vũ khí hóa xuất khẩu năng lượng của mình và sử dụng năng lượng như một công cụ cưỡng bức địa chính trị. Do đó, Nga không phải là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy”, các Bộ trưởng G7 nhận xét.
“Khi chúng tôi loại bỏ dần năng lượng của Nga khỏi thị trường nội địa của mình, chúng tôi sẽ tìm cách phát triển các giải pháp làm giảm doanh thu của Nga từ hydrocacbon, hỗ trợ sự ổn định trên thị trường năng lượng toàn cầu, và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình”, các Bộ trưởng lưu ý.
SỰ PHỤ THUỘC KHÍ ĐỐT CỦA EU VÀO NGA GIẢM 50%
Liên minh châu Âu đã giảm 50% sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga, nhưng sẽ cần phải tiết kiệm để bù đắp sự chênh lệch với các nguồn cung cấp thay thế. Đây là những gì Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell đã phát biểu trong một bài đăng trên blog vào tuần này.
“Chúng tôi đã xoay sở để đối phó với việc giảm tỷ trọng nhập khẩu khí đốt của Nga từ 40% vào đầu năm nay xuống còn khoảng 20% hiện nay, chủ yếu bằng cách mua thêm LNG. Chúng tôi cũng đã đạt được tiến bộ trong việc mua thêm khí đốt từ Na Uy, Algeria và Azerbaijan,” nhà ngoại giao hàng đầu của EU cho biết.
SAUDI ARABIA CÓ THỂ THÚC ĐẨY SẢN LƯỢNG OPEC CAO HƠN
Saudi Arabia được cho là đang có kế hoạch vận động để tăng sản lượng dầu tại cuộc họp OPEC+ diễn ra vào tuần này. Đây là theo một tweet của phóng viên Edward Lawrence của Fox Business, người đã dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng Vua Salman của Saudi Arabia đã đưa ra lời đảm bảo với Tổng thống Biden trong cuộc gặp của họ vào ngày 16/7.
ẤN ĐỘ TĂNG THUẾ ‘WINDFALL TAX’ ĐỐI VỚI DẦU THÔ
Ấn Độ có lẽ đã giảm thuế nhiên liệu máy bay và dầu diesel, nhưng chính phủ đã tăng thuế ‘windfall tax’ đối với xuất khẩu dầu thô lên thêm 4,41% hôm thứ Ba và có hiệu lực từ thứ Tư.
Hôm ngày 1/7, Ấn Độ bắt đầu áp thuế ‘windfall tax’ đối với các công ty sản xuất dầu và nhà máy lọc dầu của nước này, những công ty đang xuất khẩu nhiều hơn do giá dầu thô và sản phẩm tinh chế quốc tế cao.
THIẾU HỤT DẦU DIESEL LÀM GIA TĂNG SỰ PHỤ THUỘC TOÀN CẦU VÀO NHIÊN LIỆU CỦA MỸ
Sự phụ thuộc ngày càng sâu sắc vào nguồn cung dầu diesel của Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới có thể dẫn đến các vấn đề trong những tháng tới khi nhu cầu trong nước đối với nhiên liệu này tăng lên trong khi sản lượng không tăng với tốc độ tương đương.
Bloomberg đưa tin Hoa Kỳ đang xuất khẩu nhiên liệu diesel với tốc độ kỷ lục, đạt 1,4 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy, là mức cao nhất trong 5 năm, theo dữ liệu từ Vortexa.
Phần lớn sự gia tăng đến từ châu Âu, khu vực đang tìm cách thay thế khối lượng của Nga bằng dầu diesel của Mỹ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine và lệnh cấm vận dầu và nhiên liệu sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
XUẤT KHẨU DẦU CỦA VENEZUELA GIẢM HƠN MỘT PHẦN BA TRONG THÁNG 7
Dữ liệu của Refinitiv Eikon cho thấy hôm thứ Ba, xuất khẩu dầu thô của Venezuela đã giảm trong tháng Bảy, khi thị trường dầu đang tìm kiếm nguồn cung dầu bổ sung để giảm bớt sự thắt chặt.
Ngành công nghiệp dầu thô của Venezuela đã và đang chịu tổn thất trong nhiều năm do thiếu bảo trì và đầu tư, sự hỗn loạn trong nước và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Vào tháng 7, tình trạng mất điện đã làm gián đoạn hoạt động của công ty dầu khí nhà nước, kéo xuất khẩu dầu của nước này giảm 27% so với mức tháng 6 xuống chỉ còn 460.323 thùng dầu thô và các sản phẩm tinh chế mỗi ngày, theo Reuters. Con số này giảm 38% so với mức tháng 7 năm 2021.
© 2022 Xangdau.net