Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà đồng cấp Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã tập trung vào mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên và các thỏa thuận thương mại giữa hai siêu cường quốc tế.
Tác động của cuộc họp kéo dài hai ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách nhiên liệu hóa thạch và năng lượng có liên quan ở châu Á và thế giới hơn bất kỳ hành động nào của Opec hoặc thiết lập giá của các nhà sản xuất dầu lớn.
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Mỹ, theo Bloomberg. Và kể từ khi Bắc Kinh chặn nhập khẩu than của Bắc Hàn để cấm vận Bình Nhưỡng cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, thay vào đó Trung Quốc đang mua than của Mỹ.
Việc phong tỏa than gián tiếp giúp Trump hoàn thành cam kết "đưa các thợ mỏ Mỹ trở lại làm việc." Kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than của nước này, và việc chuyển hướng mua thêm than của Mỹ để hỗ trợ các biện pháp trừng phạt của LHQ đối với Bắc Hàn c minh hoạ cho thấy các chính sách địa chính trị sẽ thúc đẩy chính sách năng lượng như thế nào.
Ngoài ra, mối quan tâm của Trung Quốc đối với hệ thống tên lửa của Mỹ đang được triển khai tại Hàn Quốc và có thể ở Nhật là lý do tại sao thị trường Châu Á nên thận trọng trong việc đầu tư hoặc nắm giữ các vị thế phòng ngừa khi giá dầu thấp hoặc cao hơn.
Giá dầu bị ảnh hưởng bởi một loạt các tác nhân
Những biến động địa chính trị trong năm nay - và đã bắt đầu vào năm 2014 đối với thị trường dầu mỏ - là những biểu hiện của các lực lượng sâu hơn đóng vai trò ở khắp Châu Á.
Mỹ "xoay trục" sang châu Á trong thời gian điều hành của tổng thống Barack Obama đã không ảnh hưởng đến giá dầu. Thay vào đó, sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ thấp hơn sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kỷ lục, và sự vỡ nợ là quan trọng cho giá dầuhơn là so với bất kỳ sự thay đổi chính sách nào của Mỹ không liên quan đến quân đội.
Những yếu tố kinh tế và địa chính trị này là những vấn đề mà chính quyền Trump sẽ cố gắng khai thác cùng với rủi ro nợ công của Trung Quốc. Chính sách năng lượng sẽ trở thành vũ khí giống như một nhóm tàu sân bay hải quân Mỹ trên đường tới bán đảo Triều Tiên.
Chương trình nghị sự về nhiên liệu hóa thạch của Trump dành cho các nhà sản xuất dầu mỏ đá phiến, các công ty năng lượng lớn và các công ty than là một cơ hội để sử dụng kinh doanh dầu mỏ như một vũ khí kinh tế để đối phó với sự không chắc chắn về chính sách đối ngoại.
Saudi Arabia cũng đang nỗ lực thực hiện chiến thuật tương tự bằng cách phát động một cuộc chiến tranh về giá dầu ở châu Âu chống lại Nga, Iraq và Iran, những nước đang giành lấy thị phần tại các thị trường châu Âu sinh lợi của Saudi.
Saudi cũng đang cắt giảm giá xuất khẩu dầu ở châu Á để duy trì thị phần và có một bộ đệm địa chính trị chống lại chính phủ Shia Iran đang chiến đấu chống lại các chính phủ Sunni Trung Đông do Saudi Arabia hậu thuẫn.
Dầu là sự lựa chọn vũ khí mới trong xung đột kinh tế và địa chính trị cấp quốc gia.
Jason Bordoff, cựu cố vấn về năng lượng cho tổng thống Obama và hiện là giám đốc Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cho biết:
"Mỹ dự kiến sẽ sản xuất nhiều dầu hơn và xuất khẩu nó trong vài thập kỷ tới - điều này đặt Mỹ vào một vị thế mạnh mẽ hơn trong các cuộc thương lượng đàm phán trên khắp thế giới. Nếu một vị tổng thống tương lai của Mỹ muốn thuyết phục các nhà lãnh đạo khác không mua dầu từ một quốc gia nào đó, điều đó có thể giúp Mỹ tham gia vào và cung cấp dầu."
Nguy cơ chính trị sẽ xác định nguồn cung và giá dầu
Theo Trump, năng lượng Mỹ không còn là con số không. Đơn giản là, ông Trump sẽ sử dụng kinh tế - năng lượng nói riêng, như một vũ khí - cách các cựu tổng thống đã sử dụng quân đội. Và điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với châu Á.
Rủi ro chính trị sẽ xác định việc khai thác và sản xuất từng chút một như các tài sản có thể thu hồi và điểm hoà vốn nhiên liệu hóa thạch thấp hơn.
Hơn nữa, do sản lượng dầu mỏ đá phiến của Mỹ, những ngày giá cao hơn có thể đã đi qua, trừ khi cuộc chiến nổ ra giữa các cường quốc. Sự bất ổn về chính trị Libya, sản xuất của Venezuela đang gián đoạn, và khả năng không dự đoán được ở Nigeria cũng là những lý do để châu Á lập kế hoạch cho nguy cơ địa chính trị.
Thế giới vẫn còn chìm trong dầu mỏ. Tuy nhiên, nếu Iran và Nga tiếp tục hợp tác, sau đó bất kỳ vấn đề chính trị nào ảnh hưởng đến Libya, Venezuela hoặc thậm chí Nigeria sẽ được bù đắp bởi Iran và Nga bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Nhưng có một điểm yếu cho sự hợp tác này được phản ánh bởi Matthew Kroenig của Hội đồng Đại Tây Dương, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ:
"Nato phải có khả năng ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân của Nga, chống lại sự cưỡng ép hạt nhân vốn có trong chiến lược chiến tranh hỗn hợp của Nga và đảm bảo với các thành viên NATO rằng Liên minh sẵn sàng để bảo vệ họ. Điều này đòi hỏi phải tăng cường chiến lược và khả năng ngăn chặn hạt nhân hiện tại của Nato."
Giá dầu tăng cao liên quan đến rà phá hạt nhân
Kroenig và Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tin rằng châu Âu cần có thêm vũ khí hạt nhân để ngăn chặn ảnh hưởng của Nga và Iran.
Những động thái địa chính trị này sẽ làm cho giá dầu tăng lên đáng kể nếu mọi quốc gia Châu Âu trong Nato đòi hỏi cái gọi là bộ ba hạt nhân - tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền, máy bay ném bom chiến lược và tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Chính sách của Trump về năng lượng, an ninh quốc gia và địa chính trị sẽ giúp các công ty dầu mỏ của Mỹ tiếp tục là các nhà lãnh đạo sản xuất và tiếp tục đưa ra các sáng kiến để tăng sản lượng và giảm giá.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hề muốn một cuộc chiến giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên với Trung Quốc bị kẹt ở giữa.
Nếu Tập quyết định hỗ trợ các biện pháp chế tài cứng rắn hơn chống lại Bắc Triều Tiên để bảo đảm sự ổn định, "tương đương với một năm bầu cử ở một Trung Quốc độc đảng," thì hàng triệu thùng dầu bán cho Trung Quốc dưới mức giá thị trường từ Mỹ và Saudi Arabia có thể giải quyết một trong những xung đột địa chính trị chết người trên thế giới.
Vì dầu rẻ hơn đã tràn ngập thị trường, dự trữ ngoại tệ của Saudi đã giảm từ 746 tỷ USD trong năm 2014 xuống còn 536 USD vào năm 2016.
Cuộc cách mạng đá phiến ở Mỹ và cuộc bầu cử Donald Trump sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường dầu khí trong năm nay.
Cuộc tấn công bất ngờ vào một sân bay Syria của Mỹ đã làm tăng thêm nguy cơ địa chính trị đối với giá dầu thô ở châu Á và trên toàn thế giới. Các sự kiện địa chính trị hiện đang được khóa chặt và có thể di giá dầu tăng theo những cách mà chúng ta đã không hề thấy kể từ lần cấm vận dầu của Opec vào năm 1973.
Nguồn: xangdau.net/Asia Times