Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Déjà Vu: Giá dầu tăng vọt làm dấy lên lo sợ về một cuộc suy thoái toàn cầu

Các nhà kinh tế và phân tích đã bắt đầu cảnh báo kể từ khi Nga xâm lược Ukraine một tháng trước, càng nhiều nguồn cung dầu của Nga không tới được thị trường trong những tháng tới thì khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu vào cuối năm nay càng cao.

Cảnh báo mới nhất được đưa ra trong tuần này đến từ hai nhà kinh tế từ Phòng Nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Dallas. Lutz Kilian và Michael D. Plante đã viết trong một bài phân tích vào hôm thứ Ba, nếu một phần lớn xuất khẩu năng lượng của Nga vẫn không được đưa ra thị trường trong suốt năm nay, thì suy thoái kinh tế toàn cầu dường như là khó tránh khỏi. Phân tích cũng cảnh báo rằng sự suy thoái này có thể kéo dài hơn cuộc suy thoái năm 1991 sau cú sốc nguồn cung dầu từ cuộc xâm lược Kuwait của Iraq vào năm 1990.

Các nhà kinh tế của Fed tại Dallas cho biết, cuộc khủng hoảng do cú sốc nguồn cung dầu lần này khác với những cuộc khủng hoảng trước đó vì nó không phải là kết quả của cuộc chiến ở một nước sản xuất dầu lớn mà là việc nhiều ngân hàng từ chối hỗ trợ giao dịch dầu của Nga.

Người mua, đặc biệt là ở phương Tây, đang tránh giao dịch với dầu của Nga, phí tàu chở dầu cho các điểm đến của Nga tăng lên mức kỷ lục, cũng vì phí bảo hiểm chiến tranh cho các tàu ở Biển Đen. Rồi thì, áp lực dư luận ngày càng lớn đối với các công ty không được tham gia vào hoạt động buôn bán dầu của Nga nữa. Đó là trường hợp của ông lớn Shell, hãng đã này bị chỉ trích vì mua một lô hàng từ Nga và sau đó đã xin lỗi về việc này khi tuyên bố sẽ ngay lập tức dừng mọi hoạt động mua dầu thô của Nga và đóng cửa các cây xăng, nhiên liệu hàng không và dầu nhớt của hãng tại Nga.

"Phí tàu chở dầu đến các điểm đến của Nga tăng lên mức kỷ lục, phản ánh áp lực dư luận đối với các công ty dầu khí để tránh mua dầu của Nga, lo ngại các lệnh trừng phạt chính thức đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga vào một ngày sau đó và các cuộc tấn công vào các tàu ở Biển Đen. Hệ quả này phần lớn là không lường trước được, khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu ban đầu cố tình loại bỏ xuất khẩu năng lượng của Nga", các nhà kinh tế của Fed Dallas viết.

Các nhà phân tích có sự đồng thuận chung rằng sắp tới, khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga có thể không được tung ra thị trường.

"Nếu phần lớn năng lượng xuất khẩu của Nga không còn ra được thị trường trong thời gian còn lại của năm 2022, thì suy thoái kinh tế toàn cầu dường như là điều không thể tránh khỏi. Sự suy thoái này có thể kéo dài hơn so với năm 1991", Kilian và Plante nhận định.

Vì không có nhiều các nhà sản xuất dầu khác có thể cung cấp cho nguồn cung ngay lập tức, và hai quốc gia có đủ có công suất dự phòng - Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - cho đến nay đã báo hiệu rằng họ không muốn lấp đầy khoảng trống, nên dự đoán sẽ có sự thiếu hụt nguồn cung.

Các nhà kinh tế tại Dallas Fed viết: "Trừ khi có thể kiềm chế được sự thiếu hụt nguồn cung xăng dầu của Nga, nếu không thì giá dầu sẽ tăng đáng kể và duy trì ở mức cao trong thời gian dài để loại bỏ nhu cầu dầu quá mức". Họ nói thêm: “Sự phá hủy nhu cầu này có thể được hỗ trợ bởi tác động suy thoái của giá khí đốt tự nhiên cao hơn và giá các loại hàng hóa khác, đặc biệt là ở châu Âu”.

Tuần trước, Moody's Analytics cho biết trong một báo cáo về lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed kể từ cuối năm 2018 rằng "Hầu hết xác suất của các mô hình suy thoái của chúng tôi cho thấy khả năng xảy ra suy thoái trong 12 tháng tới đã tăng lên gần đây."

Chris Lafakis, Giám đốc Moody's Analytics, viết: "Việc Nga xâm lược Ukraine có thể gây ra suy thoái. Yếu tố chính mà gây cản trở nền kinh tế toàn cầu là giá năng lượng".

Lafakis nói thêm: “Mọi cuộc suy thoái trong vòng 50 năm qua đều là do giá dầu tăng đột biến trước đó, và điều đã từng xảy ra này lại cứ tiếp tục lặp lại”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng suy thoái không phải là kịch bản dễ xảy ra nhất, nhưng nguy cơ của sự sụt giảm như vậy trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong tháng qua kể từ khi Nga xâm lược Ukraine.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã định hình lại triển vọng kinh tế, với GDP toàn cầu hiện tại thấp hơn dự kiến​​, nhưng "nền kinh tế thế giới có đủ khả năng phục hồi để ngăn chặn suy thoái", IHS Markit cho biết trong một phân tích hôm thứ Ba.

Suy thoái trong năm nay "không phải là kịch bản dễ xảy ra nhất, nhưng rõ ràng rủi ro suy thoái đã tăng lên khá nhiều", nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody's Analytics nói với Maria Bartiromo của Fox Business hôm thứ Ba.

"Tôi đã đặt nguy cơ suy thoái hiện nay trong 12 tháng tới, ít nhất là một phần ba. Con số này cao một cách khó chịu", Zandi nói thêm, nhưng lưu ý rằng kịch bản có khả năng nhất là tăng trưởng chậm lại chứ không phải suy thoái hoàn toàn.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM