Tối thứ Hai tuần này, thế giới dầu mỏ đã bị sốc khi biết rằng Ecuador đã lên kế hoạch sản xuất vượt hạn ngạch của OPEC, công khai phá vỡ cam kết cắt giảm nguồn cung mà nước này đã đồng ý vào tháng 11 năm 2016 và đã được gia hạn vào tháng 5 năm 2017.
Theo Bloomberg, Ecuador tuyên bố sẽ không cố gắng cắt giảm sản lượng khoảng 26.000 thùng/ngày, do nước này cần nguồn thu lớn hơn. Theo các điều khoản của thỏa thuận OPEC, Ecuador sẽ duy sản lượng ở mức 522.000 thùng/ngày.
Sự từ bỏ công khai này đã làm tăng khả năng chi rẽ trong nội bộ OPEC, giữa những nước sẵn sàng tiếp tục cắt giảm và những nước cảm thấy duy trì sản xuất giảm không còn giá trị cho nỗ lực này. Có thể quyết định của Ecuador có thể được làm theo sau bởi các thành viên OPEC khác. Sự đoàn kết của nhóm này có thể tan vỡ, có khả năng đảo ngược xu hướng tăng giá gần đây, tăng từ giữa phạm vi 40 lên gần 50 USD.
Khi cắt giảm sản xuất của OPEC đã được công bố, đồn đoán đã bắt đầu về tỷ lệ tuân thủ (tức là có bao nhiêu khả năng gian lận), và câu hỏi về ai sẽ là người phá vỡ hiệp ước đầu tiên. Một số quốc gia, bao gồm Iran, Nigeria và Libya về cơ bản đã được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm: mỗi quốc gia lập luận rằng đang khôi phục sản xuất do trừng phạt quốc tế/bất ổn nội bộ.
Trong nhiều tháng, mức tuân thủ của OPEC là 100%, phần lớn nhờ vào Saudi Arabia cắt giảm nhiều hơn mức cần thiết. Nhưng trong tháng 6 tỷ lệ đó đã giảm còn 92%, khi nhóm này sản xuất nhiều hơn và Riyadh đã ngừng việc phải chịu gánh nặng quá mức.
Iraq, trong lịch sử, là thành viên ít trung thực nhất của OPEC và là nhà sản xuất lớn thứ hai, có thể tìm kiếm lý do để sản xuất thêm. Chính quyền của quốc gia gần đây đã giành được chiến thắng lớn trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo, tái chiếm thành phố Mosul vào giữa tháng 7 và có kế hoạch xây dựng lại trong bối cảnh những tàn tích của ba năm chiến tranh.
Baghdad cũng đang chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu dân ý về sự độc lập ở khu tự trị phía bắc là Kurdistan, có trữ lượng giàu dầu mỏ dồi dào; Chính phủ độc lập Kurdish đã tranh cãi về việc phân chia lợi tức dầu của nước này và đang sử dụng cuộc trưng cầu độc lập nhằm gây áp lực lên Baghdad để được chia sẽ lợi nhuận một cách công bằng hơn.
Iran, thành viên lớn thứ ba của OPEC, đã công bố kế hoạch tăng sản lượng vượt quá giới hạn cắt giảm sản xuất của OPEC vào tháng 3 năm 2018, khi hiệp ước cắt giảm này sẽ hết hạn. Mặc dù Iran được phép sản xuất nhiều hơn theo kế hoạch, nhưng nước này đã hứa hẹn sẽ hạn chế sản xuất gần 3,9 triệu thùng/ngày. Quốc gia này phần lớn duy trì với con số này nhưng rất mong muốn bơm nhiều hơn nữa, đặc biệt sau khi ký kết một thỏa thuận với Total SA, hợp đồng quốc tế lớn đầu tiên củaTehran kể từ khi cấm vận quốc tế đã được bãi bỏ vào tháng 1 năm 2016.
Trong báo cáo thị trường hàng tháng, IEA cho biết rằng mức tuân thủ OPEC đã giảm do sản lượng tăng lên từ Libya và Nigeria, cả thành viên đều được miễn trừ khỏi hiệp ước. Đầu năm nay, sự quay trở lại của sản xuất Libya, bị trì hoãn nhiều năm vì bất ổn nội bộ, cùng với đá phiến của Mỹ về cơ bản đã vô hiệu hóa tác động của việc cắt giảm sản lượng của OPEC, khiến giá giảm vào tháng 2.
Libya hiện đang sản xuất ở mức cao trong 4 năm, với sản lượng gần 1 triệu thùng/ngày.
Nếu các thành viên của OPEC bắt đầu thấy các quốc gia riêng rẽ lần lượt thoát ra khỏi kế hoạch cắt giảm, sự đoàn kết trong nhóm có thể sẽ bị gãy đổ.
Ecuador mặc dù là nhà sản xuất nhỏ thứ ba của OPEC và quyết định của nước này ảnh hưởng rất nhỏ đến sản lượng sản xuất của nhóm. Bộ trưởng Dầu mỏ của đất nước này đã lập luận rằng có một "thỏa thuận không chính thức" của OPEC với Ecuador về khả năng linh hoạt sản xuất, với lí do các nhu cầu kinh tế của đất nước và sự thâm hụt ngày càng tăng khiến Ecuador không có khả năng đáp ứng được hạn ngạch của OPEC.
Các thông tin này đã tạo sóng gió trên các thị trường, mở cửa vào sáng thứ Ba và đã nhìn thấy WTI gần 47 và Brent gần 50 nhờ vào về những tin tức tiêu thụ tích cực. Mối lo ngại về sự phá vỡ thoả thuận của Ecuador sẽ làm gia tăng tính trung thực của các thành viên của OPEC vẫn chưa ảnh hưởng đến nhà đầu tư, những người đang quay trở lại với niềm tin giá tăng lên sau một tháng 6 giá giảm.
Trong khi số liệu của IEA cho thấy OPEC tuân thủ thấp hơn, cơ quan này cũng ước tính rằng nhu cầu sẽ tăng nhanh hơn dự kiến, tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay. Thị trường đã ấm lên bởi tin tức nói rằng nhu cầu tiêu thụ của nhà máy lọc dầu Trung Quốc trong tháng 6, tháng tiêu thụ cao kỷ lục thứ hai từng được ghi nhận, có ý nghĩa quan trọng hơn do sự sụt giảm liên tục trong sản lượng dầu nội điạ của Trung Quốc.
Tâm lý khi thông báo của Ecuador được đưa ra là tích cực, do đó, phủ nhận hiệu quả của quyết định phá vỡ hiệp ước với OPEC của nước này. Có thể các nguyên tắc cơ bản ngoài hành động của một thành viên duy nhất của OPEC sẽ khuyến khích sự tuân thủ của OPEC và giữ các quốc gia thành viên đồng lòng. Tuy nhiên, sự cải thiện ước tính nhu cầu cũng có thể khuyến khích các thành viên như Iran và Iraq bơm thêm, với niềm tin rằng giá sẽ tăng bất kể như thế nào.
Nếu sự tuân thủ giảm mạnh theo quyết định của Ecuador, tâm lý tích cực hiện tại có khả năng sẽ quay đầu giảm, cùng với giá cả. Sẽ mất một khoảng thời gian để tìm hiểu cách OPEC biểu lộ với quyết định của Ecuador, với cuộc họp ngày 22 tháng 7 của OPEC và các quốc gia không thuộc OPEC tại St. Petersburg mang tầm quan trọng mới.
Nguồn: xangdau.net