Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu vừa mới có đợt khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 2008

 

Dầu đã bước vào thị trường giá xuống (bear market) khi lo ngại về sự suy thoái kinh tế gia tăng. Các nguyên tắc cơ bản trông có vẻ thắt chặt hơn nhiều so với cảm nhận, nhưng bức tranh cung và cầu cũng bắt đầu đang có vẻ tiêu cực hơn.

Báo cáo EIA yếu kém một cách khác thường, cho thấy tồn kho dầu thô tăng mạnh (+ 6,8 triệu thùng), xăng (+ 3,2 triệu thùng) và chưng cất (+ 4,6 triệu thùng). Sự gia tăng kết hợp trên nhiều sản phẩm đã gây ngạc nhiên cho thị trường. Đôi khi, những số liệu này sắp xếp bù trừ cho nhau. Ví dụ, nếu các nhà máy lọc dầu đang hoạt động rất mạnh, thì họ có xu hướng tăng dự trữ xăng, nhưng lại sử dụng hết dầu thô trong quá trình này, do đó, tồn kho dầu thô giảm ngay cả khi trữ lượng xăng tăng. Nhưng lần này không giống như vậy. Sự gia tăng toàn diện đã dẫn đến giá dầu sụt giảm.

Ngân hàng đầu tư Standard Chartered đưa ra “chỉ số giá lên- giá xuống”, phạm vi từ -100 đến +100, đo lường hướng mà thị trường dường như đang hướng tới trong một tuần nhất định.

Ngân hàng này cho biết, “chỉ số giá lên- giá xuống cho dữ liệu dầu Mỹ của chúng tôi ở mức -96,7, chỉ tốt hơn một chút so với mức -100 của hai tuần trước”. “Mức trung bình bốn tuần của chỉ số này là -79,4, đưa nó xuống thấp hơn nhiều so với phạm vi 5 năm”. Đã không có một kết quả 4 tuần âm như vậy kể từ năm 2008, ngân hàng cho biết. Nói cách khác, các yếu tố cơ bản của thị trường dầu đang hướng tới một xu hướng thực sự giảm giá, và lần cuối cùng mọi thứ có vẻ tồi tệ như thế này là trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Mặt trái là nền kinh tế Hoa Kỳ không vượt khỏi tầm kiểm soát theo cách mà nó đã từng được kiểm soát sau sự sụp đổ của Lehman Brothers. Vì vậy, rất có thể giá dầu “đã phóng đại sự bất lợi”, theo Standard Chartered. “Chúng tôi nghĩ rằng giá dầu hiện tại cũng thấp hơn khoảng 10 USD/thùng dựa trên cơ sở nguyên tắc cơ bản, trừ khi một điểm dữ liệu cụ thể được cho là một chỉ số dẫn đầu chứ không phải là một đốm sáng tạm thời”, các nhà phân tích của Standard Chartered cho biết trong một báo cáo hôm thứ Ba.

Tuy nhiên, nhu cầu đang bắt đầu suy yếu. Standard Chartered lưu ý rằng sự yếu chủ yếu giới hạn ở các sản phẩm chưng cất (tức là, hoạt động sản xuất và nông nghiệp yếu hơn), với mức tiêu thụ trong tháng 5 giảm 9% so với năm trước. Trong khi nhu cầu xăng đã tăng lên, dù vẫn thấp hơn 1,7% so với một năm trước.

Một khảo sát của Wall Street Journal gồm 10 ngân hàng đầu tư cho thấy dự báo Brent trung bình là 70 USD/thùng cho năm nay. Brent hiện đang ở mức 61-62 đô la, vì vậy các nhà phân tích lớn đa số đang lờ đi sự rớt giá hiện tại và tin rằng dầu thô sẽ tăng trở lại. Họ đang bỏ qua khả năng suy thoái kinh tế mà thay vào đó đang tập trung vào việc thắt chặt các tình hình nguồn cung thắt chặt do sự suy giảm ở Venezuela, Iran, và có khả năng ở Libya cũng như gián đoạn tạm thời từ Nga. “Tôi vẫn hài lòng với dự báo của chúng tôi”, Warren Patterson, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại ING, nói với WSJ. “Đợt bán tháo mà chúng ta đã chứng kiến hoàn toàn bị xúi giục bởi những quan ngại về kinh tế vĩ mô và thương mại, và nếu chúng ta nhìn vào bức tranh cơ bản, chúng ta sẽ thấy nguồn cung dầu tiếp tục thắt chặt”.

Nhưng nó không phải là vấn đề kinh tế mà không ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản. Rõ ràng, một sự suy thoái kinh tế sẽ làm cắt giảm nhu cầu, dẫn đến sự không cân bằng giữa cung và cầu. Thuế quan của Mỹ chưa quyết định đối với Mexico, nếu Mỹ làm như vậy thì gần như chắc chắn sẽ làm tình hình thêm ảm đạm. Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cũng thừa nhận như vậy. “Những lo ngại về một cuộc chiến thương mại đang leo thang, đặc biệt là sau tin tức tối thứ Năm tuần trước liên quan đến thuế quan mới của Mỹ đối với Mexico, đã làm tan vỡ niềm tin. PMI sản xuất có thể xấu hơn nữa trong những tháng tới, làm chệch hướng dự báo giá dầu trung bình 70 USD/thùng của chúng tôi cho năm 2019”, ngân hàng cho biết.

Bức tranh nguồn cung, dù hiện đang thắt chặt, cũng có thể chuyển từ triển vọng tăng sang giảm. Đá phiến của Mỹ dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng, bất chấp giá dầu thấp và căng thẳng tài chính trong lĩnh vực này. “Những yêu cầu cấp bách của phố Wall được công khai rằng các nhà sản xuất dầu nhẹ phải kiểm soát chi tiêu của họ đã làm dấy lên kỳ vọng rằng tăng trưởng nguồn cung sẽ sớm chậm lại”, hãng theo dõi số liệu Kayrros cho biết. Những quan ngại đó “bị thổi phồng”, và “kỷ luật về ngân sách không nhất thiết phải trả giá bằng tăng trưởng sản xuất”, theo Kayros. Công ty này lưu ý rằng trong khi số lượng giàn khoan giảm, thì dữ liệu hoàn tất giếng dầu- dữ liệu này theo dõi sự tăng trưởng sản xuất đáng tin cậy hơn – “đã bật tăng trở lại cao hơn sự mong đợi trong Q1 2019”, sau khi sụt giảm vào quý IV.

Rystad Energy cũng dự báo ​​sự tăng trưởng sản xuất mạnh mẽ trong thời gian tới, mặc dù tình hình tài chính kém. Hãng tư vấn Na Uy này đã điều chỉnh tăng dự báo sản lượng của Hoa Kỳ vào cuối năm nay ở mức 13,4 triệu thùng mỗi ngày. “Các dự báo nguồn cung Mỹ của chúng tôi đã được điều chỉnh tăng một lần nữa. Sản lượng dầu của Mỹ đã cao hơn so với nhiều người trên thị trường nghĩ tới”, Bjørnar Tonhaugen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy cho biết.

Nếu sản xuất dầu của Mỹ tiếp tục tăng ngay cả khi giá giảm thì điều này sẽ làm cho sự phục hồi của giá Brent và WTI càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM