Theo một báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự suy thoái nhiều năm trong đầu tư dầu và khí đốt thượng nguồn (thăm dò và khai thác) có thể sẽ chấm dứt vào cuối năm nay.
Báo cáo đầu tư năng lượng thế giới của IEA năm 2017 dự báo mức tăng trong đầu tư dầu khí năm nay sẽ tăng nhẹ 3%. Điều đó xảy ra sau khi giảm 44% trong giai đoạn từ 2014-2016, một mức giảm mạnh do giá dầu sụp đổ. Riêng năm 2016, chi tiêu cho dầu khí giảm 26% so với năm trước đó, xuống còn 650 tỷ USD. Sự gia tăng được dự báo cho năm nay sẽ ngăn chặn sự sụt giảm trong chi tiêu.
Tuy nhiên, mọi thứ không được tốt. Lý do duy nhất khiến ngành công nghiệp này có thể tránh được một năm thu hẹp chi tiêu gần như hoàn toàn là do đá phiến Mỹ, ngành này sẽ chứng kiến đầu tư tăng 53%. Đầu tư ở Trung Đông và Nga là "phục hồi", nhưng ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu nói chung đang rút lui khỏi các siêu dự án phức tạp, tuy đắt đỏ nhưng lại cho nguồn cung ổn định về lâu dài. Thay vào đó, các công ty dầu mỏ đang tập trung vào các dự án đá phiến có chu kỳ ngắn để xoay vòng tiền mặt một cách nhanh chóng, giảm rủi ro. Vì vậy, ngay cả khi chi tiêu cho đá phiến đang hồi phục trở lại một cách mạnh mẽ thì chi phí thăm dò sẽ tiếp tục thu hẹp, dự báo giảm 7% trong năm nay sau khi giảm xuống một nửa trong hai năm trước.
Mức tăng đầu tư thấp hơn nhiều vào các dự án quy mô lớn làm tăng khả năng cuộc khủng hoảng nguồn cung "tại một điểm nào đó", mặc dù sự thiếu hụt này không xảy ra ngay lập tức, IEA nói. Số lượng và khối lượng của các dự án mới được bật đèn xanh ở mức thấp nhất trong 70 năm. Khi những dự án này không đi vào hoạt động trong 5 năm tới, thị trường có thể sẽ thiếu cung.
Hơn nữa, sự cạn kiệt tại các giếng dầu cũ đã tăng lên với tốc độ nhanh nhất trong vòng một phần tư thế kỷ, với các mỏ dầu truyền thống ở Trung Quốc (giảm 9,5% năm 2016) và Mỹ (giảm 8,3%) từ tốc độ sụt giảm rất cao trong năm ngoái.
IEA không đơn độc trong quan ngại về quan điểm cho rằng một sự sụt giảm đầu tư kể từ năm 2014 có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng nguồn cung trong những năm đầu 2020. Giám đốc điều hành của Saudi Aramco, Amin Nasser, cho biết tại hội nghị dầu mỏ thế giới ở Istanbul vào hôm thứ Hai, "Tình hình nguồn cung dầu trong dài hạn đang trở nên đáng lo ngại. Nasser cảnh báo rằng sự thiếu hụt trong đầu tư sẽ đồng nghĩa với thế giới phải chật vật để có được thêm 20 triệu thùng mỗi ngày trong 5 năm tới.
Trong khi đó, sự sụt giảm đầu tư vào dầu khí kết hợp với năng lượng tái tạo rẻ hơn có nghĩa là ngành điện đã vượt mặt nguồn cung nhiên liệu hóa thạch để trở thành nguồn đầu tư năng lượng lớn nhất vào năm 2016 - lần đầu tiên trong lịch sử. Và trong lĩnh vực điện đó, năng lượng tái tạo đã chiếm được khoản đầu tư lớn nhất trong năm 2016 với 297 tỷ đô la.
Đồng thời, đầu tư vào năng lượng tái tạo hiện nay thấp hơn 3% so với 5 năm trước, mặc dù đây không phải là dấu hiệu của sự suy yếu. Việc cắt giảm chi phí có nghĩa là nhiều năng lượng mặt trời và gió hơn có thể được triển khai với số vốn ít hơn. Trong khi đầu tư tái tạo thấp hơn 3% trong năm 2016 so với 5 năm trước, thì việc lắp đặt công suất tái tạo đã tăng 50%.
Sự gia tăng năng lượng tái tạo cùng với sụt giảm mạnh mẽ của than đá trong vài năm qua, đã giúp góp phần vào năm thứ ba liên tiếp lượng phát thải khí nhà kính giảm bớt trong năm ngoái. Tuy nhiên, IEA cảnh báo rằng sự chậm lại trong hạt nhân và thủy điện sẽ hoàn toàn bù đắp cho thế hệ mới từ gió và mặt trời.
Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, thị trường đang phân chia thành hai con đường: sự sụt giảm liên tục đối với sản xuất ngoài Mỹ và sự phục hồi mạnh mẽ của đá phiến. Mặt khác, đó là chi phí sản xuất cũng khác nhau ở những địa điểm khác nhau. Trên toàn cầu, chi phí sẽ tiếp tục giảm 3% trong năm nay, chủ yếu là do chi phí giảm trong khai thác dầu ngoài khơi. Tuy nhiên, đá phiến Mỹ sẽ chứng kiến chi phí tăng 17 phần trăm, chủ yếu là do hoạt động khoan nhiều hơn và thị trường dịch vụ dầu mỏ thắt chặt hơn.
Nhìn chung, ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ hoan nghênh việc chấm dứt ba năm rơi tự do trong đầu tư nhưng ít có cơ hội tăng mạnh trong chi tiêu, hiện đang có những câu hỏi rất nghiêm túc về chuyện gì sẽ xảy ra với nguồn cung dầu về lâu về dài.
Nguồn tin: xangdau.net