Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu thô – Tóm lược Q3/2019 và Triển vọng cho Q4/2019


Ngành năng lượng đã sụt giảm trong Q3/2019.

Trong năm 2014, năng lượng tổng hợp đã giảm 36,59% do sự thay đổi của giá dầu thô, sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Tổng hợp các mặt hàng năng lượng đã giảm 25,14% trong năm 2015 khiến khu vực này trở thành lĩnh vực hoạt động tồi tệ nhất trong năm.

Ngành năng lượng đã kết thúc năm 2016 cao hơn 42,57% so với năm 2015. Trong năm 2017, ngành này đã tăng thêm 3,35%. Các mặt hàng năng lượng đã giảm 15,89% trong năm 2018. Trong Q1/2019, ngành này đã đạt mức tăng 19,49% nhưng trong Q2, nó đã giảm 1,54%. Mức giảm đã tiếp tục trong Q3, giảm thêm 4,64%. Trong 9 tháng đầu năm 2019 lĩnh vực này tăng 11,49% so với năm mức chốt cuối năm 2018.

Dầu thô đã tăng lên mức cao hơn trong tháng 4, nhưng điều đó đã nhường chỗ cho việc bán tháo ở cả thị trường tương lai WTI và Brent. Trong Q3, cả hai thị trường dầu thô tương lai đều chốt giảm.

Lĩnh vực năng lượng của thị trường hàng hóa sẽ phản ánh bối cảnh kinh tế và địa chính trị khi chúng ta bước sang nữa cuối năm 2019. Trung Đông, nơi có hơn một nửa trữ lượng dầu của thế giới, vẫn là khu vực hỗn loạn nhất trên trái đất. Đồng thời, Venezuela là một mớ hỗn độn kinh tế và chính trị mà điều này có nghĩa là quốc gia có trữ lượng dầu hàng đầu trên thế giới khó có khả năng thấy sản lượng dầu sớm tăng bất cứ lúc nào. Khi nói đến Trung Quốc, nền kinh tế yếu kém bởi vì cuộc chiến thương mại với Mỹ đã làm gia tăng viễn cảnh suy thoái toàn cầu trong Q3, và qua đó gây sức ép lên giá cả. Trong khi đó, Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới với sản lượng hàng ngày lên mức kỷ lục mới ở mức 12,5 triệu thùng trong suốt Q3, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA.

Hàng hóa năng lượng kiểm soát thế giới. Khi nói đến dầu thô, các yếu tố tăng và giảm dựa trên các bối cảnh kinh tế và chính trị đã kéo giá xăng dầu đi ngược chiều vào cuối quý 2. Các yếu tố tăng giá và giảm giá dựa trên các bối cảnh kinh tế và chính trị đã kéo giá cả biến động mạnh vào cuối Q3. Dầu thô tương gần trên sàn NYMEX đã trải qua một đợt tăng vọt giá cả trong Q3 sau cuộc tấn công vào sản xuất của Saudi vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên, giá đã giảm trở lại vào cuối Q3 khi sản lượng của Saudi trở lại mức bình thường chỉ hai tuần sau cuộc tấn công.

Dầu thô đã giao dịch trong phạm vi 2019 trong Q3 khi giá giao dịch từ mức thấp 50.50 đến mức cao 63.36 cho hợp đồng tương lai gần trên NYMEX.

Dầu thô ngọt nhẹ NYMEX đã giảm 30,47% trong năm 2015 sau khi giảm 43,31% trong năm 2014. Năm 2016, dầu này tăng 45,03% trong năm. Năm 2017, dầu thô NYMEX tăng 12,47%. Mặt hàng năng lượng này giao dịch trên NYMEX thấp hơn 24,84% trong năm 2018 so với giá của nó vào cuối năm 2017. Trong Q1, hợp đồng tương lai NYMEX đã tăng 32,44% trong 3 tháng đầu năm. Trong Q2, nó đã giảm 2,78% và trong Q3 giảm 7.53%. Trong chín tháng đầu năm 2019, giá dầu thô WTI cao hơn 19.07% so với cuối năm 2018. Hợp đồng tương lai kỳ hạn gần chốt ở mức 58,47 USD/thùng vào ngày 30/09. Dầu thô WTI NYMEX được giao dịch trong khoảng từ 45,52 đến 66,60 trong 3 quý đầu năm 2019.

Thị trường đã nhìn thấy rất nhiều hành động giá trong dầu thô kể từ tháng 10/2018.

Nguồn: CQG

Biểu đồ hàng tuần minh họa sự sụt giảm trong Q4 và sự phục hồi giá trong Q1 và Q2, nhưng giá đã cạn kiệt lực đẩy vào cuối tháng Tư và đã giảm. Cuộc tấn công ngày 14 tháng 9 đã đánh sập 50% sản lượng xăng dầu của Saudi, chiếm tới 6% nguồn cung của thế giới, đã đưa gí lên mức giá cao của quý tại 63,38 vào ngày 16 tháng 9. Tuy nhiên, do không có hành động trả đũa hay sự kiện nào nữa đã khiến giá dầu tăng di chuyển trở lại dưới mức 55 vào cuối quý.

Mỹ hiện là nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới khi sản lượng đạt mức cao kỷ lục 12,5 triệu thùng mỗi ngày trong quý 3. Sản lượng 1,2 triệu thùng do OPEC cắt giảm khiến cả sản lượng của Saudi và Nga đều giảm xuống trong khi sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Trong một dấu hiệu cho thấy sản xuất của Mỹ đã trở nên hiệu quả hơn, số lượng giàn khoan theo Baker Hughes đã giảm trong ba tháng qua và đứng ở mức 713 vào ngày 27 tháng 9 năm 2019, thấp hơn 80 giàn so với cuối quý 2. Trong khi đó, việc sản xuất từ Mỹ là một lý do tại sao giá dầu tăng đột biến không gây ra một động thái mạnh mẽ hơn để thúc đẩy khả năng tăng giá.

Các vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đe dọa sức khỏe tổng thể của nền kinh tế toàn cầu. Vào đầu tháng 8, Mỹ đã áp dụng thuế quan mới đối với Trung Quốc và Trung Quốc đã trả đũa. Nỗi lo về suy thoái kinh tế trên toàn thế giới do sự suy yếu kinh tế ở Trung Quốc và sự lây lan ra khắp thế giới đã khiến giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong quý là 50,52 USD/thùng trong tuần 5/8. Tuy nhiên, một số sự lạc quan đã quay trở lại thị trường trong tháng 9, và cuộc tấn công là một ví dụ khác về rủi ro chính trị ở khu vực hỗn loạn nhất thế giới.

Ba nhà sản xuất dầu thống trị trên thế giới là Saudi, Nga và Mỹ. Lợi ích cao nhất của cả ba quốc gia là giá dầu vẫn duy trì ở mức đủ cao để cho phép sản xuất dầu có lời, nhưng đủ thấp để kiểm soát áp lực lạm phát. Mỹ, Nga và Saudi có thể sẽ bí mật hợp tác cùng nhau trong một số hoàn cảnh để xác định giá toàn cầu của hàng hóa năng lượng này. Cho dù OPEC tiếp tục hay chấm dứt tồn tại, ảnh hưởng của ba nhà sản xuất hàng đầu này, hai trong số đó không phải là thành viên nhóm, đã ăn mòn sức mạnh của nhóm này.

Năm vừa qua là giai đoạn biến động mạnh trên thị trường dầu thô; hàng hóa năng lượng đã giảm mạnh trong Q4 và tăng thang cao hơn trong Q1. Trong Q2, dầu đã tăng giá cho đến cuối tháng 4 khi bán tháo một lần nữa diễn ra trên thị trường. Trong Q3, giá tăng đột biến vào ngày 16 tháng 9 đã nhường chỗ cho bán ra khiến giá trở lại dưới 55 USD mỗi thùng. Thương mại và Iran là những yếu tố quan trọng nhất đối với thị trường dầu mỏ trong ba tháng qua.

Dầu thô Brent đã giảm 34,97% trong năm 2015 và trong năm 2016, nó đã tăng 49,87%. Năm 2017, Brent vượt trội so với WTI và tăng 19,69% trong năm. Năm 2018, Brent đã giảm 19,55% so với mức cuối năm 2017 khi Brent vượt trội so với WTI trong năm. Trong Q1, Brent đã ít thành công hơn so với WTI khi có mức tăng 25,61% trong thời gian ba tháng đầu năm. Trong Q2, nó đạt hiệu quả thấp hơn WTI khi giá giảm 4,2%. Trong Q3 Brent đạt hiệu suất thấp hơn WTI khi giá giảm 8,48%. Trong 9 tháng đầu năm 2019, giá Brent cao hơn 10,13% so với cuối năm 2018. Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 12 chốt phiên ngày 30 tháng 9 ở mức 59,25 USD/thùng khi hợp đồng tháng 11 chuyển sang tháng 12 vào ngày cuối cùng của quý. Brent giao dịch trong phạm vi từ 53,47 đến 75,59 trong 9 tháng đầu năm năm 2019. Sau vụ tấn công ngày 14/09, giá Brent tương lai gần tăng lên mức cao 71 USD/thùng.

Chênh lệch tăng của giá Brent so với giá WTI giảm còn 5.37 đô la/thùng cho hợp đồng tháng 12, giảm 2.87 đô la/thùng trong thời gian ba tháng.

Đồng đô la là tiền tệ dự trữ của thế giới và là cơ chế định giá chuẩn cho dầu thô. Có một mối tương quan nghịch đảo dài hạn giữa giá trị của đồng đô la Mỹ và giá cả hàng hóa, và dầu thô cũng không ngoại lệ. Chỉ số đô la đã tăng 3,51% trong quý 3, so với mức chốt tháng 6 năm 2019. Chỉ số đô la đã tạo ra một mức cao mới ở mức 99,33 và gần mức cao vào cuối quý ba.

Cả WTI và Brent vẫn cao hơn 10% vào cuối quý 3 so với cuối năm 2018. Việc tiếp tục hành động giá tăng sẽ phụ thuộc vào vô số các yếu tố bao gồm tăng trưởng kinh tế, các sự kiện ở Trung Đông, sản lượng của Mỹ và trạng thái của thị trường trên tất cả các loại tài sản. Lãi suất thấp hơn ở Mỹ và đồng đô la giảm giá cung cấp hỗ trợ cho giá dầu thô cũng như tất cả các mặt hàng khác, nhưng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể gây ra sự phá hủy nhu cầu đối với hàng hóa năng lượng. Trong Q4, giá dầu đã giảm mạnh bắt đầu từ ngày đầu tiên của quý. Mùa đông có thể là thời điểm giảm giá cho hàng hóa năng lượng.

Các yếu tố tăng giá và giảm giá sẽ tiếp tục kéo giá dầu thô đi theo cả hai hướng tăng giảm trong Q4 do tình hình giữa Iran, Saudi và Mỹ sẽ không sớm được giải quyết. Thế giới tiếp tục chờ đợi phản ứng trước cuộc tấn công ngày 14 tháng 9, và đó có thể là một kịch bản hoàn toàn yên tĩnh trước khi xuất hiện cơn bão trong khu vực.

Ngoài biến động tăng vọt giá vào ngày 14 tháng 9, giá dầu thô tương lai gần NYMEX được giao dịch trong phạm vi 10 USD từ 50 đến 60 trong suốt quý 3. Brent đã có hiệu suất thấp hơn WTI do hệ thống đường ống ở Mỹ, đã mở rộng và cho phép tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã khiến giá tạo ra mức cao thấp hơn và mức thấp thấp hơn một chút trong ba tháng. Khi thị trường bước vào Q4, Iran và thương mại vẫn là hai vấn đề kéo giá dầu thô đi ngược chiều nhau.

OPEC sẽ họp vào cuối Q4 và nếu giá vẫn ở mức hiện tại, nhóm có thể sẽ tiếp tục duy trì việc cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng. Các bộ trưởng của OPEC đã nói rằng mức độ "hợp lý" đối với dầu thô Brent nằm trong khoảng từ 60 đến 70 đô la/thùng, và hàng hóa năng lượng này đã chốt quý 3 ở mức thấp của phạm vi đó.

Ngành năng lượng luôn cung cấp một số cơ hội thú vị và có lợi nhất. Cảnh quan kinh tế và địa chính trị toàn cầu sẽ điều khiển giá cả trong quý 4 và năm 2020.

Thương mại quốc tế có thể sẽ tiếp tục thống trị chu kỳ tin tức trong những tuần và tháng tới cho đến khi Mỹ và Trung Quốc có một bước đột phá. Dựa trên các sự kiện trong những tháng qua, chúng tôi dự đoán rằng thị trường sẽ đối mặt nhiều thăng trầm hơn do thuế quan và các biện pháp trả đũa. Q4 năm 2019 thường sẽ là giai đoạn giảm giá đối với dầu thô và thị trường chứng khoán.

Xangdau.net tin rằng biến động giá cả trong thị trường dầu mỏ sẽ rất cao trong Q4 dựa trên các yếu tố chính trị và tình hình thương mại, sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

Dự báo:

+ Giá WTI trong Q4/2019 sẽ nằm trong phạm vi 50-60 với mức bình quân trong 3 tháng sẽ là 52USD/thùng.

+ Giá Brent trong Q3/2019 sẽ nằm trong phạm vi 55-65 với mức bình quân trong 3 tháng sẽ là 57USD/thùng.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM