Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu thô tăng giá vì Cục dự trữ liên bang giảm lãi suất nhằm giúp khôi phục nền kinh tê

 
Dầu thô đã tăng giá lần đầu tiên trong 4 ngày do thị trường chứng khoán phục hồi lại sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ giảm tỉ lệ lãi suất quy định xuống một mức thấp kỷ lục và hứa sẽ giúp khôi phục nền kinh tế.
 
Giá dầu đã tăng 2,5% ở New York vì chứng khoán châu Á tăng lên. Ngày hôm qua, dầu giảm giá do sản lượng giảm thêm của OPEC sẽ không đủ để ngăn giá ngừng hạ.
 
Dầu thô giao tháng 1 đã nhích lên 1,07$ đạt 44,67$/thùng, và giá giao dịch tại sàn New York Mercantile Exchange lúc 1h45 giờ Singapore là 44,36$. So với mức kỷ lục 147,27$ hồi tháng 7 thì giá đã giảm 70%.
 
“Thị trường bị điều khiển bởi các tin tức kinh tế và bất cứ điều gì đang ảnh hưởng tới nhu cầu đều làm dịch chuyển giá dầu,” theo ông Gerard Burg, nhà kinh tế học về năng lượng và than đá tại National Australia Bank Ltd ở Melbourne. “Việc cắt giảm sản lượng của OPEC có cái giá của nó,người ta còn hoài nghi về việc OPEC cố gắng giữ hạn ngạch xuất khẩu tuy nhiên bất cứ lượng giảm nào về cung cũng đều có ích.”
 
Ngày hôm qua, giá dầu giao sau đã giảm 91 xu, hay 2%, còn 43,60$ một thùng vì người ta vẫn còn nghi ngờ về việc hôm 17/12 OPEC sẽ giảm sản lượng mục tiêu đủ để ngăn chặn sự giảm giá.
 
Dầu thô cũng tăng giá ngày hôm nay do đồng dollar giảm so với đồng euro và đồng yen, làm tăng sự hấp dẫn của hàng hóa vì việc đó ngăn chặn lạm phát.
 
Đồng dollar đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng so với đồng euro, và cũng được giao dịch ở mức giá gần thấp nhất kể từ năm 1995 so với đồng yên.
 
Bộ trưởng dầu mỏ của Arap Saudi ông Ali al-Naimi ngày hôm qua cho biết tổ chức OPEC có thể sẽ giảm sản lượng tới 2 triệu thùng mỗi ngày.
 
“Mọi người đều hồi hộp về cuộc họp của OPEC lần này,” ông Jonathan Kornafel cho biết, ông là trưởng đoàn châu Á tại Hudson Capital Energy ở Singapore. “Bất cứ khi nào chúng ta có một cuộc họp như thế này, nơi họ đã đưa ra những tuyên bố chính thức và Nga đang sắp sửa tham gia, khi đó trên thị trường giá sẽ tăng thêm một vài dollar.”
 
Tổ chức này đang hi vọng vào sự tham gia của Nga, đất nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới, để cùng họ chia sẻ gánh nặng phải giảm sản lượng.
 
“OPEC đã từng ở trong một tình trạng “catch-22” (*), theo Harry Tchilinguirian, một người phân tích thị trường giàu kinh nghiệm ở BNP Paribas SA, Luân Đôn, viết trong một bản báo cáo. “Một nỗ lực nhằm đẩy giá lên, bằng việc theo đuổi một lượng giảm sản lượng lớn hơn mong đợi, có thể sẽ đem lại kết quả ngược lại vì quan điểm về nền kinh tế thậm chí đang trở nên bi quan hơn.”
 
Nga có thể sẽ giảm sản lượng dầu mỏ tới 400 000 thùng mỗi ngày vì cầu co lại, bộ trưởng dầu mỏ của Kuwait cho biết vào cuối ngày hôm qua.
 
Phó thủ tướng của Nga ông Igor Sechin, người đã tham gia cuộc họp của OPEC ở Algeria ngày hôm qua, “hứa sẽ hành động một cách quả quyết.” bộ trưởng bộ dầu mỏ ông Mohammed Al-Olaim cho biết trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg Television. “Chúng tôi nghĩ họ sẽ thực hiện nghiêm túc.”
 
Tình trạng dư cung :
 
Nga sẽ bàn đến việc giảm sản lượng 400 000 thùng/ngày và họ “cho rằng họ sẽ phải tham gia vào hoạt động giảm sản lượng,” ông al-Olaim cho biết thêm.
 
“Thực tế cho thấy rằng việc đặt giá sàn là khả thi hơn việc nhắm tới một mức giá cao hơn đáng kể, do tình hình kinh tế hiện tại,” ông Tchilinguirian của BNP cho biết.
 
Các nước thành viên của OPEC và các nước xuất khẩu dầu khác như Nga đang chịu sức ép sản lượng giảm nhiều hơn  vì việc giảm giá 100$/thùng đã thu hẹp doanh thu xuất khẩu, gây ra thâm hụt ngân sách.
 
OPEC hi vọng có thể làm thị trường hồi phục lại tình trạng backwardation từ tình trạng contango như hiện nay, theo ông Tchilinguirian. Backwardationxảy ra khi giá hàng giao ngay cao hơn giá hàng giao sau, nghĩa là lượng cung của thị trường hàng giao ngay thắt chặt hơn, trong khi tình trạng ngược lại xảy ra trong một thị trường contango.
 
Tiêu dùng giảm :
 
“Nỗ lực giảm cung ứng trong thời gian nay là cần thiết để vượt qua được tình trạng mà nhu cầu của các nhà máy tinh chế yếu như hiện nay, và thêm nữa là mức tồn kho cao,” ông Tchilinguirian cho biết trong bản báo cáo của ông.
 
Tiêu dùng dầu trên thế giới trong năm 2009 sẽ giảm 0,2% xuống còn 85,68 triệu thùng mỗi ngày, tổng thư ký của OPEC cho biết. Như thế là thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với dự báo của tháng trước. Bộ năng lượng của Mỹ hôm 9/12 cho biết nhu cầu trên toàn cầu sẽ giảm 0,5% còn 85,3 triệu thùng/ngày.
 
Lượng cung dầu thô và chất đôt của Mỹ đã nhích lên khi cuộc suy thoái ảnh hưởng tới nhu cầu :
 
Dầu thô tồn kho đã tăng 600 000 thùng vào tuần trước, theo ý kiến tổng hợp từ 11 câu trả lời trong một cuộc khảo sát của Bloomberg diễn ra 1 ngày trước báo cáo của bộ năng lượng. Bản báo cáo sẽ chỉ ra lượng hàng tồn kho của xăng và nhiên liệu chưng cất, bao gồm dầu đốt và diesel, cũng đã tăng lên.
 
Dầu thô Brent giao tháng 2 đã tăng 1,25$ hay 2,7% lên 47,9$/thùng tại sàn ICE future Europe của Luân Đôn, còn lúc 12h43 giờ Singapore là 47,60$. Giao dịch cho tháng 1 đã đóng cửa ngày hôm qua, sau khi giảm 4 xu còn 44,56$/thùng.
 
“Việc giảm cung ứng của OPEC có thể đi nhanh hơn sự co lại của nhu cầu hay không chính là điều quyết định cho việc điều chỉnh giá dầu mỏ,” ông Tobias Merath, đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Credit Suisse Group, cho biết.
* Catch-22: thuật ngữ từ tiểu thuyết Catch 22 của Joseph Heller, nói về một tình trạng khó xử, không có sự lựa chọn thực sự tồn tại, hay còn gọi là tiến thoái lưỡng nan.
 

ĐỌC THÊM