Đồng USD suy yếu, chứng khoán Mỹ khởi sắc, giá dầu lên xuống thất thường…đang trở thành những vấn đề tranh cãi “nóng hổi” nhất trên phạm vi toàn cầu trong thời gian gần đây.
Xu thế trượt giảm đồng USD sẽ còn tiếp diễn? Động lực nào cho việc tăng giá hàng hóa?...Trả lời cho những băn khoăn trên, các chuyên gia nhận định, trong thời gian ngắn, tình trạng này chưa thể kết thúc.
Đồng USD sẽ còn tiếp tục trượt giá?
“Cho đến nay, đồng USD vẫn được xem là chủ đề “nóng” nhất trong các cuộc tranh luận trên thị trường. Nó đóng vai trò quyết định đối với mọi loại hàng hóa, kể cả là dầu thô.”
Ông Vương Lượng Lượng – phụ trách công tác khai thác và nghiên cứu hàng hóa thuộc Công ty TNHH Môi giới Hàng hóa Donghang – Trung Quốc cho biết, do đồng USD trượt giảm mạnh nên giá cả hàng hóa trên thị trường lập tức được nâng lên. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa triển hạn Mỹ (CFTC) là một minh chứng sinh động cho hiện tượng này. Trong tuần vừa qua kho hàng của họ đã hoàn toàn “sạch sẽ”.
Ông Vương cho biết thêm, kể từ tháng 7, tháng 8 năm ngoái, đồng USD đã trải qua ba giai đoạn dao động tương đối lớn. Lần giao động này được đánh giá là nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, xu thế sụt giảm này sẽ còn tiếp diễn hay không vẫn là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi.
Thuộc tính tài chính là động lực của tăng trưởng?
Thị trường hàng hóa vốn được xem là song song tồn tại hai thuộc tính: thuộc tính hàng hóa và thuộc tính tài chính. Hiện nay chính là thời kỳ để thuộc tính tài chính “lên ngôi”.
Ông Cảnh Xuyên – một chuyên gia phân tích của Trung Quốc nhận định, hiện nay, nhu cầu hàng hóa trên thị trường rơi xuống mức thấp tệ hại, vấn đề tiêu dùng đang đi vào bế tắc. “Nếu nói rằng, trước khi đồng USD trượt giá, việc mua sắm hàng hóa ồ ạt của Trung Quốc được xem là một trong những đòn bảy cho việc tăng giá, thì hiện nay mọi biến động của giá cả hàng hóa đều phụ thuộc vào sự thay đổi của đồng USD.
Với vai trò hàng hóa mũi nhọn, thuộc tính tài chính của dầu thô trở thành nhân tố then chốt nhất “chèo lái” thị trường trước “làn sóng tăng giá” hiện nay. Do tiền tệ được dự đoán sẽ còn tiếp tục trượt giảm nên xu thế tăng giá trên thị trường hàng hóa cũng có khả năng duy trì trong một thời gian dài. “Cơn bão tài chính” toàn cầu đã đẩy giá dầu thô rơi xuống mức thấp báo động. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, giá dầu thô đã vượt ngưỡng 50 USD/ thùng, hâm nóng bầu không khí ảm đảm trên thị trường dầu mỏ trong vòng 4 tháng qua.
Dầu thô có thể giữ vững được vai trò “người chỉ huy”?
Cuộc tranh luận về ngôi vị đầu bảng của dầu thô đang tồn tại nhiều ý kiến trái chiều.
“Chỉ cần nhìn vào hệ thống các doanh nghiệp, chúng ta đều có thể nhận ra, dầu thô khó có thể giữ vững được vai trò chỉ đạo thị trường của mình”, nhà phân tích Dương Quang Minh cho biết. Mô hình thúc đẩy giá thành dầu thô chưa phù hợp với thị trường hiện nay. Hơn nữa, dầu thô đã phải trải qua một chặng đường dài trượt giá nên việc giá cả của sản phẩm này tăng nhẹ trong mấy ngày qua chưa đủ lực để kích thích các loại hàng hóa khác đồng loạt tăng theo.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích của Donghang lại nhận định rằng, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, sự đàn hồi của giá dầu thô đã tạo ra những tác động không nhỏ về mặt tâm lý đối với thị trường hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm hóa chất và năng lượng.
Nhà phân tích Hoàng Lối lý giải thêm, tăng giá dầu thô chính là là yếu tố trọng tâm cho một “cuộc cách mạng” mới của thị trường hàng hóa. Mặc dù, mức độ tăng giá của nó còn phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất là giới hạn cắt giảm sản lượng khai thác của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Nếu OPEC quyết định triển khai kế hoạch cắt giảm của mình sẽ góp phần cải thiện giá dầu thô thế giới. Thứ hai, Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp tới có thể sẽ mở ra nhiều giải pháp kích thích kinh tế mới trên phạm vi toàn cầu. Môi trường kinh doanh và đầu tư được cải thiện cũng chính là đòn bẩy cho giá cả dầu thô.
(Vitinfo)