Các nhà sản xuất OPEC đã đạt được một thỏa thuận ràng buộc trong việc tìm cách tái cân bằng các nguyên tắc cơ bản nguồn cung toàn cầu cho thị trường dầu thô quý báu của họ.
Mặc dù việc cắt giảm sâu hơn là cần thiết để mang cung-cầu ngang bằng nhau, nhưng bất kỳ sự tăng giá dầu nào xảy ra cũng sẽ thúc đẩy sản lượng dầu tăng thêm từ Mỹ - một sự bùng nổ chưa từng có kể từ khi nó được đưa vào tháng 12 năm 2015.
Victor Shum của IHS Markit nói với CNBC Châu Á hôm thứ Hai rằng "Có vẻ như OPEC thực sự đối mặt với một sứ mệnh không thể thực hiện được tại thời điểm này, đó là cố gắng thắt chặt thị trường và duy trì giá dầu”.
Sản lượng đá phiến mới từ lưu vực Bakken và Permian ở Mỹ sẽ làm sụt giảm sự thống trị của Trung Đông và Mỹ Latinh trên thị trường dầu thô lớn nhất thế giới.
"Họ nhận ra rằng nếu họ cố gắng khởi động giá thì họ sẽ nhận được lợi ích ngắn hạn từ việc tăng giá trong sáu tháng tới hay khoảng ấy, nhưng họ có đủ sự hỗ trợ thực sự đằng sau sự tăng trưởng sản lượng của Mỹ trong năm tới, mất nhiều thị phần hơn và cuối cùng giá cũng xuống mức cân bằng tương tự", ông Greg Priddy thuộc Tập đoàn Eurasia nói với CNBC tuần này.
Sự biến mất của tất cả các mức tăng kể từ tháng 1 đã dẫn đến khối này thông qua những hạn chế bổ sung nhằm đẩy nhanh sự phục hồi dầu và khí đốt. Hôm thứ Hai, nhà xuất khẩu hàng đầu OPEC- Saudi Arabia tuyên bố hạn ngạch xuất khẩu 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8 - thấp hơn một triệu thùng so với cùng kỳ năm ngoái. Nigeria, một trong hai quốc gia châu Phi được miễn trừ, cũng cam kết sẽ cắt giảm sản lượng một khi đạt được 1,8 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm nay.
Giá đã tăng vọt lên hơn 50 USD khi hai thông báo này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc tế, và trong khi sự tăng trưởng này chỉ dựa trên lời hứa, thì chưa có kế hoạch nào của họ được thực hiện. Tuy nhiên, sự hăng hái tiếp tục tăng lên nhờ những tin tức tích cực từ API về sự giảm mạnh tồn kho dầu thô ở Mỹ.
Sự ra đi mới đây của Ecuador đặt ra một mối đe dọa khác đối với việc cắt giảm dài hạn. Quốc gia này đã trở thành quốc gia OPEC đầu tiên thông báo chính thức rút khỏi hiệp ước vào tuần trước, và tuyên bố sẽ tăng sản lượng vào tháng tới để lấp đầy khoảng trống lớn trong ngân sách quốc gia. Mặc dù sản lượng của quốc gia Nam Mỹ này chỉ đạt 545.000 thùng/ngày, nhưng quyết định của Ecuador sẽ gây tổn hại cho nguồn vốn chính trị của khối này. Các tổ chức xuyên quốc gia chỉ nói ích làm nhiều.
"Chúng tôi cần ngân quỹ cho kho bạc và đó là lý do chúng tôi đã quyết định tăng dần sản lượng, dù không phải là tiềm năng hoàn toàn của đất nước, bởi vì những hạn chế đầu ra của OPEC và mức trần mà chúng tôi có được", Bộ trưởng Dầu lửa Carlos Perez nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Việc cắt giảm 1,2 triệu thùng sẽ kéo dài cho đến tháng 3 năm 2018, nhưng OPEC càng mở rộng thỏa thuận thì càng có nhiều khả năng các nước thành viên sẽ bắt đầu thoái lui khỏi hiệp ước. Mỗi thùng mới trong sản xuất sẽ làm cắt giảm thu nhập của Ả-rập Xê-út, bởi vì Riyadh đã làm rõ vai trò của mình như là đầu tàu kể từ đầu năm nay.
Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng năm 2018 của Saudi đè nặng tâm trí của các nhà hoạch định tài chính của Saudi và Hoàng tử mới phong Mohammed bin Salman. Việc thiếu hạn chót để đa dạng hóa nền kinh tế thoát khỏi dầu sẽ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ quân chủ tuyệt đối của gia đình Saud và sự ổn định của các vùng đất thiêng liêng nhất của thế giới Hồi giáo.
Vậy, Riyadh sẽ làm gì? Hoặc là quốc gia này cắt giảm thu nhập từ dầu mỏ ngày hôm nay vì lợi ích của ngày mai rực rỡ hơn, hoặc nó cho phép IPO của Aramco thất bại do giá dầu thấp, làm phá hỏng kế hoạch cho một vương quốc độc lập với dầu của Bin Salman.
Các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ có các giàn khoan dự phòng, đang chờ quyết định hành pháp từ lãnh đạo OPEC.
Nguồn tin: xangdau.net