Saudi Aramco đã khôi phục hoàn toàn sản lượng bị thiệt hại từ cơ sở Abqaiq và mỏ dầu Khurais chỉ sau vài tuần, một bước ngoặt ấn tượng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Nhưng bây giờ, Riyadh phải đối mặt với một thách thức khác mà có thể còn đáng sợ hơn.
Thị trường dầu mỏ đã chứng tỏ sự bất lực của nó trong việc duy trì một đợt tăng giá khi các nhà giao dịch thị trường không đưa phí bảo hiểm vào rủi ro địa chính trị. Thay vào đó, nhu cầu suy yếu chiếm ưu thế, và dư cung hiện ra. Brent đã giảm xuống dưới 60 đô la/thùng trong tuần này khi một làn sóng tin tức kinh tế ảm đạm làm khắc sâu thêm nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những dự báo nhu cầu dầu đã bị hạ xuống nhiều lần trong năm nay, và giám đốc điều hành của IEA, cho biết trong tuần này rằng một sự điều chỉnh giảm nữacó khả năng xảy ra. “Nhìn vào nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu, Trung Quốc, động lực của nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, đang trải qua sự tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ 30 năm qua. Các nền kinh tế tiên tiến đang chậm lại. Chúng tôi cũng có thể điều chỉnh giảm các số liệu nhu cầu của mình trong những ngày tới hoặc vài tháng tới”, Fatih Birol nhận xét.
Các quan chức hàng đầu từ OPEC và các đối tác ngoài OPEC nhận ra tình trạng khó khăn này. “Tất nhiên, nhu cầu bị ảnh hưởng bởi tình trạng của nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế đang chậm lại”, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết tại Moscow. Nhưng hiện tại, dường như không có thay đổi nào về chiến lược. “Không có sự kiện khủng hoảng nào đòi hỏi một cuộc họp khẩn cấp”.
Điều đó có thể thay đổi nếu mọi thứ tiếp tục xấu đi. Trong một báo cáo vào ngày 3 tháng 10, Standard Chartered ngạc nhiên khi thấy tăng trưởng nhu cầu dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm. “Đây là tháng thứ ba liên tiếp nhu cầu giảm theo mô hình số dư hàng tháng được phân tách của chúng tôi, lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ năm 2009”, ngân hàng đầu tư viết. “Trong 10 năm qua, nhu cầu dầu đã tăng lên trong 113 tháng và giảm chỉ trong 7 tháng. Tuy nhiên, năm trong số bảy tháng giảm đó đã xảy ra trong tám tháng qua”.
Nói tóm lại, không phải vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà nhu cầu dầu tăng trưởng yếu như vậy. Standard Chartered ước tính rằng bảy quốc gia đã công bố mức giảm so với năm trước về nhu cầu với ít nhất 100.000 thùng/ngày - Mexico, Canada, Ả Rập Saudi, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc.
Có một vài khía cạnh đáng ngạc nhiên và đáng chú ý về sự trượt dốc của giá dầu hiện tại. Đầu tiên, nó xuất hiện chỉ vài tuần sau khi có sự gián đoạn nguồn cung lớn nhất trong lịch sử thị trường dầu mỏ. Sau một thời gian ngắn, giá giảm trở lại và tác động lâu dài là không đáng kể.
Nhưng một vấn đề kích thích tò mò khác với sự suy thoái hiện nay là thực tế rằng ngành đá phiến của Mỹ đang bị siết chặt bởi nguồn tài chính nghèo nàn, và sản xuất đã chậm lại đáng kể. Việc giảm giá gần đây sẽ gây áp lực lớn hơn nữa đối với các công ty khoan.
Người ta sẽ nghĩ rằng các thương nhân dầu mỏ sẽ bắt đầu xem sự tăng trưởng sản xuất đá phiến như một nhân tố làm giảm bớt kỳ vọng, điều này, sẽ gây áp lực lên giá. Nhưng đó không phải như thế.
Điều đó mang sự chú ý trở lại nhu cầu. “Đối với thị trường đang đẩy giá xuống thấp hơn tại thời điểm ngành dầu mỏ Mỹ đang gặp khó khăn ám chỉ một quan điểm thị trường bi quan hơn về nền kinh tế toàn cầu so với giá được định hiện tại ở hầu hết các thị trường tài sản khác theo quan điểm của chúng tôi”, Standard Chartered cho biết. WTI không quá xa so với mức giá dưới 50 USD.
Bộ trưởng năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman đã đưa ra một kết luận tương tự trong các bình luận với các phóng viên ở Moscow trong tuần trước, nhưng dường như tin tưởng hơn rằng thị trường sẽ thức tỉnh với thực tế là đá phiến sẽ gây thất vọng. “Có những thứ là có thật, và những thứ được cảm nhận. Chúng ta đang bị thúc đẩy bởi những kỳ vọng tiêu cực”, Hoàng tử Abdulaziz nhận xét. “Về mặt nhu cầu, nó có thể thấp hơn, nhưng mọi người cần hiểu rằng nguồn cung cũng có thể trở nên thấp hơn”.
Hiện tại, sản lượng đá phiến thấp hơn dự kiến sẽ không gieo hạt giống cho sự phục hồi giá, không phải với nền kinh tế toàn cầu đang hãm phanh.
Nếu dầu tiếp tục đi xuống, OPEC + có thể phải xem lại kế hoạch duy trì cắt giảm của họ. Tính đến nay, thỏa thuận cắt giảm sản xuất dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 3, nhưng suy thoái kinh tế có thể yêu cầu cắt giảm sản xuất sâu hơn, hoặc ở mức tối thiểu, gia hạn thỏa thuận hiện tại.
Nguồn tin: xangdau.net