Tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến lên mức cao kỷ lục tại Mỹ đã dẫn đến sự gia tăng sản lượng dầu toàn cầu 2,5 triệu thùng/ngày trong năm ngoái bất chấp những cắt giảm của OPEC +, hãng Eni của Ý cho biết trong ấn bản mới nhất của báo cáo World Oil Review, nằm trong báo cáo World Oil, Gas and Renewables Review của công ty.
Theo báo cáo, Hoa Kỳ chiếm 88 phần trăm sự tăng trưởng này trong sản xuất dầu toàn cầu, trong khi OPEC ghi nhận sự sụt giảm sản xuất nói chung, do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela, đã lấy đi 800.000 thùng/ngày từ sản lượng của cartel trong 2018.
Trong khi Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm ngoái nhờ đá phiến và gữi vị trí trong số mười nhà xuất khẩu dầu hàng đầu trên thế giới, nước này đã làm thay đổi hỗn hợp pha trộn trên thị trường toàn cầu, Eni cho biết trong báo cáo của mình. Nhờ đá phiến, tỷ trọng dầu ngọt nhẹ trên thị trường quốc tế đã tăng lên hơn 20 phần trăm. Đồng thời, vì các lệnh trừng phạt chống lại Venezuela và sản xuất sụt giảm ở Mexico, nên tỷ trọng của các loại dầu chua vừa lần đầu tiên giảm xuống dưới 40% trong tổng số.
Sự thay đổi về nguồn cung loại dầu thô cũng đang thay đổi động lực giá. Đầu năm nay, giá của một số loại dầu thô nặng đã chạm mức cao hơn so với loại dầu nhẹ hơn do lo ngại về tình trạng khủng hoảng nguồn cung dầu nặng bởi các lệnh trừng phạt và cắt giảm của OPEC: hầu hết các thành viên OPEC đã giảm sản lượng dầu thô nặng hơn của họ để ưu tiên sản xuất các loại dầu nhẹ và ngọt được sử dụng để sản xuất xăng.
Cuộc khủng hoảng nguồn cung này đã giúp xuất khẩu của Mỹ: vào đầu tháng 6, Reuters đưa tin rằng có tới sáu siêu tàu chở dầu thô đang chờ để nạp dầu thô vừa từ Vịnh Mexico cho thị trường xuất khẩu. Đồng thời, các nhà máy lọc dầu vùng Vịnh Mỹ phải vật lộn với lượng dầu thừa được sản xuất từ hai lưu vực đá phiến gần đó: Permian và Eagle Ford.
Thật thú vị, mặc dù các quy tắc phát thải mới của Tổ chức Hàng hải Quốc tế sẽ có hiệu lực vào tháng 1 năm tới, nhưng Eni báo cáo rằng việc sản xuất dầu chua vừa trên toàn cầu, có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn so với các loại dầu ngọt nhẹ, đã tăng vào năm ngoái chiếm 11,8 phần trăm trong tổng số từ mức 9,9 phần trăm của một năm trước đó. Đồng thời, tổng sản lượng dầu thô ngọt đã giảm xuống còn 35,6% trong tổng số từ 36,3% của năm 2017.
Trong bối cảnh sản xuất thay đổi này, nhu cầu về dầu thô năm ngoái vẫn tiếp tục tăng bất chấp hàng loạt những tuyên bố khẩn cấp về khí hậu được thúc đẩy bởi các cuộc biểu tình và yêu cầu của các tổ chức môi trường để chính phủ hành động nhiều hơn về biến đổi khí hậu. Theo Eni, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 1,4 triệu thùng mỗi ngày, trong đó Châu Á và đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, không có gì ngạc nhiên là những nước dẫn đầu. Hai nền kinh tế lớn nhất trên lục địa này chiếm một nửa mức tăng trưởng nhu cầu đó. Đồng thời, mặc dù năng lượng tái tạo ngày càng tăng ở châu Âu ngày, nhưng nhu cầu dầu hầu như không thay đổi so với một năm trước đó.
Công suất lọc cũng tăng lên vào năm ngoái, khi châu Á một lần nữa dẫn đầu: có tới 75% công suất lọc dầu toàn cầu mới với 1 triệu thùng/ngày đã được sản xuất ở đó, Eni cho biết. Năm nay, dự kiến sẽ có thêm công suất lọc mới, đặc biệt là ở Trung Quốc: dự kiến bổ sung gần 900.000 thùng/ngày trong năm nay từ 15 triệu thùng/ngày hiện tại.
Nguồn tin: xangdau.net