Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED lần đầu tiên đã cắt giảm lãi suất vào ngày 31 tháng 7 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trong nỗ lực duy trì kéo dài sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
Đó là một động thái bất thường do thị trường lao động mạnh mẽ, nhưng có thể trong bối cảnh không có áp lực lạm phát đáng kể. Bộ Lao động Mỹ báo cáo lạm phát ở mức 1,6% trong tháng 6, trong khi tỷ lệ việc làm chỉ là 3,8%.
Dữ liệu tháng 6 cho hàng hóa sản xuất phi quốc phòng không bao gồm máy bay cũng bất ngờ mạnh mẽ, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng quyết định của FED còn hơn là mang tính phòng xa mà nó cho thấy mối lo ngại về nền kinh tế nội địa của Mỹ trước sự suy giảm thương mại toàn cầu.
Tăng trưởng GDP thực tế trong quý hai là 2,1% y-o-y, giảm từ 3,1% trong quý một, theo ước tính được công bố ngày 31 tháng 7 của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ.
Lượng nhà ở khởi công xây dựng (Housing Starts) giảm 3,9% trong nửa đầu năm và doanh số bán lẻ liên quan đến nhà cũng âm, mặc dù chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ.
Minh họa sự khác biệt giữa nền kinh tế trong nước và môi trường thương mại bên ngoài, chi tiêu của chính phủ đã tăng 5,0%, nhưng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm với con số tương tự.
Cục Dự trữ Liên bang Fed đã không báo hiệu rằng việc cắt giảm này là bắt đầu một chu kỳ cắt giảm lãi suất dài hạn. Tuy nhiên, do nhập khẩu không đổi và một bức tranh tổng thể về tăng trưởng chậm lại, việc cần thiết cắt giảm lãi suất là một chỉ số tiêu cực khi nói đến nhu cầu dầu.
Chiến tranh thương mại tăng cao
Quyết định áp thuế hơn nữa đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ của Tổng thống Donald Trump có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Washington dự định sẽ áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc đến Mỹ chưa chịu thuế còn lại từ ngày 1 tháng 9. Thông báo này đã khiến giá Brent giảm 7%, mức giảm trong một phiên lớn nhất trong ba năm rưỡi.
Trung Quốc đã đáp trả trong vòng vài ngày với thông báo từ Bộ Thương mại rằng các công ty Trung Quốc đã ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Mỹ sau đó đã chỉ đích danh Trung Quốc là một công cụ thao túng tiền tệ, do sự suy yếu của tỷ giá RMB/USD, mà Washington tin là kết quả của sự can thiệp thị trường của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Nhân dân tệ yếu hơn hỗ trợ các nhà xuất khẩu và bù dắp cho một số tác động tăng lên của thuế quan Mỹ.
Nói tóm lại, thỏa thuận tạm ngừng chiến tranh thương mại đạt được tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 6 đã thực sự sụp đổ. Việc Mỹ nhanh chóng nối lại sự thù địch cho thấy hai bên vẫn còn khoàng cách khá xa về các vấn đề cơ bản.
Đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA trước cuộc họp G20 là trong trường hợp xấu nhất, nhu cầu dầu toàn cầu có thể giảm tới 350.000 thùng/ngày trong vòng một đến hai năm sau khi các biện pháp mới được áp dụng, so với kịch bản cơ sở. Trường hợp xấu nhất đó không phải là một kết luận dự tính trước được, nhưng hạn chót ngày 1 tháng 9 chỉ cung cấp một khoảng thời gian ngắn cho một loại đột phá nào đó, một viễn cảnh dường khó có thể thể xảy ra.
Sự chậm lại trong thương mại thế giới làm giảm nhu cầu vận chuyển trên đất liền và bằng đường biển vì ít hàng hóa được di chuyển từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt đánh vào nhu cầu nhiên liệu chưng cất giữa. Điều này có thể có tác dụng ngoài ý muốn trong việc hạn chế tác động của việc hạn chế lưu huỳnh 0,5% đối việc nhiên liệu chạy tàu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMO có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.
Theo các phân tích tác động, quy tắc này sẽ chứng kiến lợi nhuận dầu FO lưu huỳnh cao giảm mạnh và một sự gia tăng trong nhu cầu, và giá của dầu diesel tàu thủy MDO và dầu FO hàm lượng lưu huỳnh thấp khi ngành công nghiệp tinh chế gặp khó khăn với khả năng khử lưu huỳnh. Nhu cầu dầu thô nói chung sẽ tăng lên khi các nhà tinh chế cố gắng đẩy mạnh sản xuất MDO và FO có hàm lượng lưu huỳnh thấp với chi phí sản xuất FO có hàm lượng lưu huỳnh cao. Nhưng, trong một thế giới của nhu cầu chậm lại và hàng tồn kho tăng, tác động tăng của lợi nhuận cao hơn từ nhiên liệu lưu huỳnh thấp có thể ít rõ rệt hơn nhiều so với dự kiến.
Không có chiến tranh nóng
Quay trở lại bầu không khí gay gắt của Vịnh Ả Rập, Iran vài ngày 4 tháng 8 đã tuyên bố bắt giữ một tàu chở dầu sản phẩm thứ ba. Việc bắt giữ tàu Stena Impero mang cờ Anh hồi tháng 6 hoàn toàn là để trả đũa việc Anh bắt giữ một tàu chở dầu thô của Iran ở Gibraltar, nơi bị nghi ngờ đang trên đường tới Syria, vi phạm trừng phạt với EU chứ không phải các lệnh trừng phạt của Mỹ, mà EU vốn không hỗ trợ.
Mặc dù vụ bắt giữ mới sẽ được ngành công nghiệp vận tải quan tâm, cả vụ bắt giữ lần này và vụ bắt giữ trước đó đều là những con tàu nhỏ hơn nhiều so với Stena Impero. Vụ đầu tiên, MT Rịah, đang treo cờ Panama, trong khi tàu bị bắt giữ mới nhất là một tàu của Iraq. Cả hai đều bị buộc tội buôn lậu nhiên liệu được trợ cấp từ Iran.
Như vậy, cả hai vụ bắt giữa tàu này không đại diện cho một sự khiêu khích nghiêm trọng, đặc biệt như là các hành động phá hoại và bắn hạ máy bay không người lái ở cả hai bên đã không dẫn đến sự leo thang nghiêm trọng hơn của những gì vẫn chỉ là một tình huống căng thẳng.
Nghiêm trọng hơn là Iran vi phạm các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã rút khỏi hồi năm ngoái. Mặc dù không có nghĩa rõ ràng rằng Iran muốn chế tạo bom hạt nhân, làm giàu uranium vượt quá giới hạn 3,67% được quy định trong Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung JCPOA đứa Iran tiến gần hơn tới điểm đột phá, một điểm mà một quốc gia có đủ uranium để tạo ra một quả bom.
Việc vi phạm giới hạn này là để gây áp lực lên các bên ký kết khác đối với hiệp ước hạt nhân nhằm tìm cách vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ, chứ không phải là một dấu hiệu thực sự cho thấy Iran sẽ làm giàu uranium tới mức 90% cần thiết cho vũ khí, nhưng nếu Iran theo đuổi con đường này, trừng phạt chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn nhiều.
Hiện tại, Iran dường như sẵn sàng khiêu khích, nhưng không đến mức chiến tranh, trong khi Mỹ sẵn sàng đáp trả một cách tương xứng. Đó là một trạng thái cân bằng xúc xắc, nhưng càng kéo dài, nó có vẻ như sẽ ngày càng ổn định hơn, làm giảm phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh trong giá dầu.
Xung đột lớn ở Lybia
Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột Libya đang diễn ra đang bắt đầu tác động đến sản xuất dầu. Cuối tháng 7 đã chứng kiến quyến bất khả kháng được đưa ra bởi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (NOC tại cảng Zawiya, do việc đóng cửa một van ảnh hưởng đến nguồn cung từ mỏ dầu lớn nhất của đất nước, mỏ Sharara 300.000 thùng/ngày, sự cố thứ hai như vậy trong mười ngày.
Sản lượng Libya tháng 6 là 1,08 triệu thùng/ngày, theo các nguồn tin gián tiếp, giảm 40.000 thùng/ngày so với tháng 5. Đầu tháng 7, NOC đã báo cáo sản lượng ở mức cao nhất trong sáu năm ở mức 1,3 triệu thùng/ngày , nhưng các báo cáo cho thấy nó đã giảm xuống còn 950.000 thùng/ngày do sự gián đoạn nguồn cung từ Sharara vào đầu tháng 8. Libya được miễn trừ khỏi hiệp ước sản xuất hiện tại của OPEC, nhưng xung đột tiếp tục và sự chắp vá của các liên minh dân quân ở cả hai bên khiến cho việc sản xuất dễ bị gián đoạn.
Mặc dù rủi ro địa chính trị ở cả Libya và Iran cần được giám sát chặt chẽ, nhưng không nghi ngờ gì nữa những rủi ro giảm giá của một cuộc chiến thương mại và đình trệ kinh tế đang thúc đẩy tâm lý trên thị trường.
Nguồn: xangdau.net