Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu mỏ có thể không còn là nguồn năng lượng rẻ nhất trong tương lai gần

Theo kết quả khảo sát mới được Deloitte LLP công bố, trong vòng hơn 20 năm tới, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ không còn đứng vị trí đầu bảng trong những nguồn năng lượng rẻ nhất thế giới.
 
Khảo sát trên được thực hiện với 52 nhà quản lý và điều hành hàng đầu trong ngành năng lượng. Theo đó, 3/4 số người được hỏi cho rằng dầu mỏ và khí đốt hiện là nguồn năng lượng rẻ nhất tại thời điểm hiện nay, mặc dù chỉ 23% số người tin rằng điều này chỉ xảy ra trong vòng 25 năm tới.
 
Ngoài ra, trên 40% số người được hỏi nhận định tình hình năng lượng tại Mỹ hiện tốt hơn so với 5 năm trước, trong khi 50% số người nghĩ rằng điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn. Đồng thời, 3/4 số người bày tỏ quan điểm rằng các quốc gia nên chuyển hướng khỏi sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, tuy nhiên hầu hết lại cho rằng sự thay thế tốt nhất trong thời điểm hiện tại là khí đốt tự nhiên.
 
Phó chủ tịch Deloitte, Gary Adams nhận định, quan điểm của các nhà quản lý và điều hành trong ngành năng lượng đã cho thấy một điều rõ ràng rằng họ đang bắt đầu nghĩ về sự chuyến đổi của các quốc gia nhằm hướng tới các nguồn năng lượng tái chế và các nhiên liệu thay thế khác.
 
Kết quả khảo sát trên cũng đã tiết lộ về mối lo ngại đang gia tăng về tính thiết yếu của dầu mỏ và khí đốt trong những năm tới. Một số bất ổn lớn nhất mà ngành dầu mỏ đang phải đối mặt là: Các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai, chi phí cho sản xuất và mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Tuy nhiên, các công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới vẫn sẽ tiếp tục đầu tư để tìm kiếm các mỏ dầu và khí đốt, hơn là đầu tư vào nguồn năng lượng thay thế như năng lượng Gió và Mặt Trời.
 
Trước đó, hồi tháng 11/08, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết sẽ đầu tư hơn 1.000 tỷ USD nhằm tìm kiếm các nguồn năng lượng hóa thạch mới nhằm duy trì nguồn cung trong vòng hai thập kỷ sắp tới để tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể tác động đến kinh tế toàn cầu.
(ViệtSock)
 

ĐỌC THÊM