Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dầu giảm mạnh do khủng hoảng king tế toàn cầu

 

Chứng khoán toàn cầu đã giảm mạnh hôm thứ Hai do lo ngại về sự lây lan của coronavirus, với các trường hợp nhiễm mới lan ra ngoài biên giới Trung Quốc. Chỉ số Dow Jones lao dốc hơn 900 điểm và giá dầu giảm mạnh gần 5%.

Một số quốc gia đã báo cáo các trường hợp nhiễm virus mới, bao gồm Iran, Italy và Hàn Quốc. Gần 29 quốc gia đã báo cáo các trường hợp bị nhiễm, mặc dù chủ yếu là với số lượng nhỏ cho đến nay. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cảnh báo rằng “cửa sổ cơ hội” phòng chống virus có thể bị đóng cửa.

Một trong những phát triển liên quan hơn là các trường hợp coronavirus xuất hiện ở những người chưa đi du lịch đến Trung Quốc hoặc đã tiếp xúc với các trường hợp bị nhiễm, điều đó cho thấy rằng, không rõ virus này lây lan như thế nào, phát ngôn viên của WHO nói. “Chúng tôi đang nhìn thấy một số trường hợp không có mối liên hệ dịch tễ học rõ ràng.”

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo rằng “nhiều trường hợp khác có thể được xác định trong những ngày tới,” tại Mỹ, mặc dù nói rằng “nguy cơ về sức khỏe tức thì” là ở “mức thấp.” Tuy nhiên, CDC nói rằng nếu virus bắt đầu lây lan một cách đáng kể ở Mỹ, thì “các hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể trở nên quá tải.”

Các bộ trưởng tài chính từ G20 thừa nhận mối đe dọa đối với nền kinh tế toàn cầu khi họ nhóm họp tại Riyadh trong tuần này. IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc từ 6% xuống còn 5,6%. Quỹ này đã cắt giảm ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu là 0,1 phần trăm, nhưng nói rằng tác động có thể lớn hơn nhiều nếu coronavirus lây lan hoặc tồn tại lâu hơn.

Tạp chí Phố Wall đã báo cáo về tình trạng tắc nghẽn trên diện rộng tại các cảng của Trung Quốc, với việc hủy hàng chục tàu chở hàng. Một số tàu container đang rời Trung Quốc chỉ với mức 10% lượng hàng trên tàu, thậm chí không đủ để trang trải chi phí nhiên liệu.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc đã phải chịu một cú sốc lớn, do đó, viễn cảnh rằng các quốc gia khác có thể bắt đầu thực hiện các hình thức thủ tục cách ly khác nhau đặt ra nhiều câu hỏi hơn nữa về nhu cầu.

“Chúng ta không nên đánh giá thấp sự gián đoạn kinh tế, vì một đợt siêu lay lan có thể gây ra sự sụt giảm lớn trong tỷ lệ hoạt động kinh doanh trên toàn cầu mà thế giới chưa bao giờ trải qua trước đó,” ông Stephen Innes, chiến lược gia thị trường tại AxiCorp, đã viết trong một báo cáo.

Raymond James đưa ra một ước tính cập nhật vào ngày 24 tháng 2, dự báo tác động lên mức tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ là 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên. Hãng này giả định rằng tình hình sẽ được cải thiện trong quý thứ hai, với nhu cầu thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với trường hợp không có virus xảy ra.

Raymond James thừa nhận rằng họ không thể loại trừ được viễn cảnh mà du lịch quốc tế không chỉ chựng lại ở/từ Trung Quốc, mà còn ở các khu vực khác…nhưng mà tại thời điểm này dường như còn quá sớm để vẽ nên một bức tranh tàn khốc như vậy.” Ngân hàng đầu tư này hạ dự báo Brent năm 2020 xuống còn 65 USD/thùng, nhưng nói rằng thị trường sẽ thắt chặt vào năm tới, đẩy giá lên tới 80 USD/thùng.

Tuy nhiên, trong khi mọi người cứ cho rằng virus sẽ chấm dứt khá nhanh ching1. Nhưng khi sự lây lan của virus sang Italy và Hàn Quốc chứng minh, cuộc khủng hoảng có thể tiếp tục phát triển tồi tệ hơn.

“Theo đó, có một sự cần thiết lớn hơn đối với OPEC và các nhà sản xuất đồng minh không thuộc OPEC phải cắt giảm sản lượng mạnh hơn,”  Commerzbank đã viết trong một báo cáo hôm thứ Hai. “Tuy nhiên, liên minh giữa  Saudi Arabia và Nga dường như đang trong tình huống bấp bênh do nhu cầu giảm liên quan đến virus này.”

OPEC + dự kiến ​​sẽ họp vào cuối tuần tới, nhưng sự bất đồng giữa Nga và Saudi Arabia làm tăng thêm sự không chắc chắn cho kết quả của cuộc họp đó. Trong những tuần gần đây, việc cắt giảm đơn hàng 500.000 hoặc 600.000 thùng/ngày dường như chỉ là một kết luận đã không còn tồn tại.

Bây giờ, Saudi được cho là đang đàm phán với UAE và Kuwait về việc cắt giảm khoảng 300.000 thùng/ngày. Không thể tin tưởng vào Nga, các quốc gia vùng Vịnh có thể tự mình hành động, mặc dù không rõ ràng rằng hành động này là đủ hay không.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM